Năm 1962 là năm cuối cùng tôi ra Phan Thiết đi đám tang ông ngoại, tới ngày hôm nay Phan Thiết chỉ là một bóng mờ trong tâm nảo tôi vào những ngày mùa đông tuyết rơi nơi xứ người.
Năm 2014 tôi về Phan Thiết chạy theo chiếc bóng thời gian. Phan Thiết bây giờ là một thành phố lớn, tôi không còn nhận ra được nửa. Phan Thiết trong trí nhớ của tôi đứng lại hơn 40 năm. Một giấc ngủ dài.
Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), trung tâm hành chính Thành phố Phan Thiết cách Saigon 183 km về hướng đông bắc. Phan Thiết là đô thị Duyên Hải Cực Nam Trung Bộ, thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km. Vùng đất này khi xưa thuộc vương quốc Chămpa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là “Hamu Lithít” – “Hamu” là xóm ruộng bằng, “Lithít” là ở gần biển. Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, về mặt dân số cũng như kinh tế, Phan Thiết đã là một đô thị lớn của vùng duyên hải Trung kỳ. Giữa trung tâm thành phố có sông Cà Ty chảy ngang, chia Phan Thiết thành 2 ngạn: Phía nam sông: khu thương mại, điển hình là Chợ Phan Thiết. Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự trung tâm mới của Phan Thiết .
Phan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Phố Tây ở Phan Thiết trên đường Nguyễn Đình Chiểu, khu Hàm Tiến, đang dần hình thành một mô hình “phố Tây”. Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau; còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy.
Dọc theo sông Cà Ty
Một buổi chiều lộng gió , trên đồi Bà Nài nhìn xuống cửa sông Cà Ty tiếc thương cho mối tình ngang trái , Hàn Mặc Tử viết tặng cho Phan Phiết bài thơ
Phan Thiết! Phan Thiết!
Nhớ khi xưa ta là chim Phượng Hoàng
Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất
Bay từ Dao Ly đến trời Đâu Suất;
Và lùa theo không biết mấy là hương
Lúc đằng vân gặp ánh sáng chận đường
Chạm tiếng nhạc, va nhằm thơ thiên cổ
Ta lôi đình thấy trăng sao liền mổ
Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao
Trăng tan tành rơi xuống một cù lao
Hóa đài điện đã rất nên tráng lệ
Ở ngôi cao, ngước mắt ra ngoài bể
Phong lưu ghê, sang trọng chẳng vừa chi
Ta mê man như tới chốn Phượng Trì
Ở mãi đấy không về Thiên cung nữa.
Nhưng phép lạ có một vì tiên nữ
Hao hao như nường nguyệt cõi Đào Nguyên
Ta đắm mê trong ánh sáng trần duyên
Và van lạy xin cô nường kết ngãi
Mỉa mai thay cho phượng hoàng si dại
Là ta đây đương ở kiếp muôn chim
Trở lại trời tu luyện với muôn đêm
Hớp tinh khí lâu năm thành chánh quả
Ta trở nên như ngọc đàng kim mã
Rất hào hoa rất phong vận: Người Thơ
Ta là trai khí huyết ước ao mơ
Người thục nữ sanh giữa thời vô thượng
Rồi ngây dại nhờ thất tinh chỉ hướng
Ta la thang tìm tới chốn Lầu Trăng
Lầu ¤ng Hoàng, người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi
Ta đến nơi Nường ấy vắng lâu rồi
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ
Trăng vàng ngọc, trăng ân tình, chưa phỉ!
Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng
Ta vãi vung thơ lên tận sông Hằng,
Thơ phép tắc bỗng kêu rên thống thiết
Hỡi Phan Thiết! Phan Thiết!
Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu
Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư.
Trần Thiện Thanh, Nhật Trường, một nguời con của Phan Thiết cảm xúc từ phế tích Lầu Ông Hoàng, bóng tháp Pô Sah Inư, chuyện tình Hàn Mạc Tử , đả viết bản nhạc “Hàn Mặc Tử” (1964) với một giai điệu dặt dìu và ca từ đầy tâm trạng đã làm cho nhiều người thấy bâng khuâng:
“Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa/ Lầu Ông Hoàng đó thuở nao chân Hàn Mạc Tử đã qua…”.
Nói đến đồi Phú Hài phải nhắc đến cụm tháp Pô Sah Inư và phế tích Lầu Ông Hoàng. Đứng trên ngọn đồi cao, có thể nhìn bao quát được biển sóng mênh mang và dòng sông Phú Hài với ghe thuyền đan xen rộn rịp. Tháp Chăm Lầu Ông Hoàng được coi là nhóm tháp cổ nhất của vương quốc Chăm Pa trên đất Bình Thuận được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 8 để thờ vị thần Shiva. Nay chỉ còn lại 3 tháp với tên gọi Pô Sah Inư, là tên người con gái vua Chăm Pô Par Chanh (Trà Chanh), được xưng tụng Nữ Vương Tranh của Chiêm quốc, người dân thường gọi là đền Thánh Mẫu có từ thế kỷ 15. Trên đỉnh đồi Bà Nài, ngọn tháp cao nhất 15m sừng sững dưới bầu trời lộng gió. Hàng năm mùng một tháng 7 lịch Chăm, lễ hội Katê được diễn ra tưng bừng với những nghi thức cúng tế, rước y phục, múa quạt, trống nhạc. Theo truyền thuyết Chăm , công chúa Pốshanư là con vua Chăm Parachanh. Sử Việt gọi là La Khải , vị tướng kế thừa của Chế Bồng Nha .
” kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sông xa xa tắp , mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nha … Người xưa đâu ”
Bên tháp Chăm Pô Sah Inư có một phế tích lâu đài với tên gọi Lầu Ông Hoàng nằm trên ngọn đồi cao 107m đầy sỏi đá hoang sơ. Đây là điểm dừng chân của một ông hoàng, công tước De Montpensier, cháu nội Vua Louis – Philippe I trên đường đi du lịch và săn bắn vào năm 1917, công tước chọn nơi này để xây biệt thự vào năm 1917.
Trong cuộc khánh chiến chống Pháp năm 1945 thì chỉ còn trơ trọi một nền nhà với những phiến đá rêu phong và hầm ngầm chứa nước bị sụp đổ, phủ đầy cỏ dại. Năm 1946, quân đội Pháp lập một tháp canh và nhiều lô cốt cách đó không xa để làm cứ điểm phòng thủ Phan Thiết nhưng. Một phần tháp canh, nền móng công sự còn sót lại đã gây nên sự nhầm tưởng là dấu vết lâu đài của công tước De Montpensier. Muốn lên Lầu Ông Hoàng phải leo một cái dốc cao.
Hòn Rơm là tên một núi nhỏ còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, bãi tắm dài 17 km. Nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên. Trên núi có một loại cỏ ống dài vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm.
Đồi Cát Mũi Né, còn gọi là Đồi Cát Bay là một trong những bải cát trãi dài nhiều cây số từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né. Cát có màu sắc chính là vàng, gọi là đồi cát bay vì hình dáng của đồi Cát thay đổi theo giờ, theo ngày, theo tháng v..v và không có hình dáng nhất định. Cát bay Sông Cà Ty dọc theo bờ sông có rất nhiều quán ăn hải sản , buổi chiều có rất nhiều khách tới ăn tới khuya. Hotel Đồi Dương , đường Lê Lợi trước Hotel có một quán cà phê ( thuộc Hotel ) mổi đêm đông nghẹt người tới uống và nghe nhạc đến khuya trước khách sạn có hai máy ATM lấy tiền Phòng tôi có hai phòng : phòng khách và phòng ngũ . Balcon nhìn ra bải biển Đồi Dương Sau khi điểm tâm tôi đi bộ tham quan trường Dục Thanh và Vạn Thuỷ Tú . Đi qua một toà nhà có cây trôm lâu đời nhất ở Phan Thiết Tháp nước Phan Thiết bên bờ sông Cà Ty , tháp nước được hơn 75 tuổi và được xem là biểu tượng tỉnh Bình Thuận . Hoàng thân Suphanouvong ( nguời con rể của Nha Trang , xin xem ” Nha Trang – miền cát trắng ” ) sau khi tốt nghiệp trường Albert Sarraut Hà nội và trường đại học cầu cống Paris . Ông là người kỷ sư cầu cống đầu tiên ở Đông Dương và là kiến trúc sư trưởng khu công chánh Nha Trang. Tháp nước được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934 do ông thiết kế. Có những chữ “U.E.PT” (viết tắt của “Usine Des Eaux de Phan Thiet”) được kiến trúc bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước. Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận . Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) . Vạn Thủy Tú từ ngày xưa đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số đó có niên đại từ 100 – 150 năm. Đình Vạn Thuỷ tú xây theo lối kiến trúc ” Tứ trụ ” . Toàn bộ các kèo , rường cột , các gian Đình xuất phát từ đỉnh của tứ trụ . So với các ngôi vạn thờ Hải Thần dọc theo bờ biển Bình Thuận thì Vạn Thuỷ tú là ngôi vạn có kiến trúc còn giữ nguyên trạng.
Trường Dục Thanh , Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn. Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết).
mặt sau Ngoạ Du Sào
Bàu Trắng là một hồ nước ngọt cách thành phố Phan Thiết khoảng 62 km về hướng Đông Bắc, là hồ nước ngọt duy nhất thuộc xã Bình Nhơn, huyện Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận. Năm 1867 khi Nguyễn Thông đi ngang qua đây, thấy cảnh đẹp của Bàu Trắng nên gọi là “Bạch Hồ” và cảm tác bài thơ “Bạch hồ nhàn hành” .
Ai vô Bình Thuận thì vô Nhớ về Mũi Né, Bạch Hồ quê em
Lâu đài rượu Rang Dong Wine Castle (RD Wine Castle) khai trương vào ngày Mùng 3 Tết Quý Tỵ (ngày 12 tháng 02 năm 2013). RD Wine Castle nằm trong khu nghỉ dưỡng Sea Links City.
Sea Link Resort Khu nghỉ dưởng cao cấp có bải tắm riêng , sân Golf 18 lổ . Trường Đại học Phan Thiết (tên tiếng Anh: University of Phan Thiết, gọi tắt: UPT) là một trường đại học tư thục tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Trường được thành lập vào ngày 5 tháng 3 năm 2009.
Chùa Hang hay còn gọi là Chùa Cổ Thạch là một ngôi chùa khá đặc biệt của Bình Thuận. Chùa Hang nằm trên núi cao và hướng thẳng ra biển , tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Chùa là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan của tỉnh Bình Thuận. Chùa có hơn 100 năm tuổi cách Phan Thiết 95 km và cách thị trấn Liên Hương 10 km từ quốc lộ 1A. Chùa truớc đó là một am nhỏ do thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1835, qua nhiều đời được sửa sang và trùng tu, ngày nay nó đã trở nên rộng lớn hơn và khang trang hơn nên được đổi thành chùa Cổ Thạch.
Vịnh Chùa Hang , Thu Lâm
Cổ Thạch mấy tầng chói ánh quang
Danh lam dục bước khách du nhàn
Cây chen gác trống hoa chen đá
Đá đội lầu chuông đội gió ngàn
Sống biển dạt dào reo mặt bãi
Chim rừung riu rít nhộn lòng hang
Ai hay cảnh trí mang màu Phật
Sự tích kiên cường biết mấy trang
Cách chùa chừng 500 thước về phía Tây Nam có bãi tắm hình cánh cung dài khoảng 200 thước , rộng khoảng 25 thước có tên là bãi ” Cà dược ” . Bãi ” Cà dược ” có nhiều viên đá hình như qura cà dược , nhiều màu khác nhau .
Đến chùa Cổ Thạch bằng đường bộ : quốc lộ 1A đoạn đường Phan Thiết – Phan Rang , ở mốc cây số 98 có con đường rẽ vào ngã ba Long Hương ở phía Đông , từ đây có con đường sỏi khoảng 8 cây số chạy về hướng Đông Nam là đến chùa.
Bằng đường biển: thuyền nghé vào cập bến khúc eo cạnh mũi La gàn
Xin mượn bài ” Hương Sơn phong cảnh ca” của ông Chu Mạnh Trinh tả về chùa Hang .
Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
“Đệ nhất động” hỏi rằng đây có phải!
Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
…
Nhác trông lên ai khéo họa hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?…
đường lên chùa hai bên có nhửng xập bán đồ lưu niệm và thuốc trường sinh .
thang cấp bước lên chùa
cổng chùa
sân chùa
chính diện
lên thêm một tầng nửa
chuông chùa
bải biển Cổ Thạch
hang chùa
sự tích tam tạng
Núi Tà Cú Nằm ven quốc lộ 1A thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 28km về phía Nam, Tà Cú là ngọn núi có đỉnh cao 649m so với mặt nước biển. Đường lên núi Tà Cú Cửa lên Thiên Thai Có hai đuờng để lên núi. Một là leo hơn 1000 bậc thang, tốn gần 1 ngày đường để lên núi. Hai là cáp treo chỉ 15 phút đã có mặt trên đỉnh . chổ đi cáp có bán thuốc trường sinh Lên cáp Xuống cáp kế bên là nhà hàng Thiên Thai . Ra đứng sân thượng của nhà hàng Thiên Thai nhìn xuống , thật đúng là thiên thai , núi rừng trùng điệp . Dưới nhà hàng là phòng nghỉ đêm Vào giữa thế kỷ 19 nhà sư Trần Hữu Đức (1812-1887) pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức từ Phú Yên vào Bình Thuận dựng một thảo am ở làng Kim Thạnh (Bàu Trâm) vừa tu hành vừa bốc thuốc. Năm 1872 nhà sư lên núi Tà Cú tu hành trong một hang đá (sau này gọi là hang Tổ). Cho đến lúc mất, sư Hữu Đức không xuống núi nữa. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) hoàng thái hậu bệnh nặng, chư thần tâu xin rước sư về giúp trị bệnh nhưng nhà sư từ chối, chỉ gởi người về triều. Bệnh hoàng thái hậu hết, vua Tự Đức mới ban cho tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ và nhà sư là “Đại lão hòa thượng”. Đến khi nhà sư Hữu Đức viên tịch (nhằm ngày 5 tháng 10 năm 1887 âm lịch) thì sư Tâm Hiền lập ngôi chùa mới ở phía dưới, sau này gọi là chùa Dưới hay chùa Long Đoàn và chùa Linh Sơn Trường Thọ là chùa Trên. Từ chổ xuống cáp đi một khúc đường dài thì tới cổng của chùa Long Đoàn chùa Long Đoàn sau đó thì tới nhóm tượng Di đà Tam tôn xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7 m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5 m. từ đó đi thêm 100 bậc thang thì tới chùa Linh Sơn Trường Thọ tượng Đức Thích Ca nằm lớn nhất Đông Nam Á. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng bê tông cốt thép trong đợt trùng tu năm 1963. Tất cả được hình thành dựa theo thế núi nên chùa Trên, chùa Dưới đều quay mặt về hướng Đông Nam với đặc trưng kiến trúc chùa theo phái Bắc Tông. Mũi Kê Gà còn được gọi là mũi Khe Gà ở xã Thuận Quý, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam là một mũi đất nhô ra biển Đông cách thành phố Phan Thiết 40 km về phía tây nam . Vào thời Pháp thuộc năm 1897 chính quyền Bảo hộ cho dựng một ngọn hải đăng cao bằng đá với bình diện tháp hình bát giác ở Kê Gà. Đèn soi đặt ở mực 65 mét hằng giúp tàu bè đi ngang cửa biển này. Cuối năm 1898 hải đăng Kê Gà, do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, được hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 1900. Như vậy tính đến nay ngọn hải đăng này đã 110 tuổi, được xem là ngọn hải đăng “già” nhất Việt Nam.
bải biển Kê Gà
làng dân chài
“Dã Tràng xe cát biển đông/ Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”
Tương truyền tại một vùng nọ có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về cho rắn cái. Nhưng khi rắn đực lột da thì rắn cái bèn bò đi tìm rắn đực khác. Dã Tràng bất bình bèn bắn chết rắn cái. Rắn đực đi tìm vợ, gặp Dã Tràng mới hiểu ra vợ mình xấu xa. Rắn đực bèn trả ơn Dã Tràng bằng một viên ngọc lạ, mỗi lần Dã Tràng ngậm viên ngọc này thì có thể nghe và hiểu được tiếng nói của loài vật.
Tin viên ngọc lạ có thể cho con người hiểu ngôn ngữ loài vật bay đến tai vua. Vua cho đòi Dã Tràng tới, mượn viên ngọc của chàng và ban thưởng nhiều của cải.
Một hôm vua xuống thuyền, ngậm viên ngọc, nghe được các loại cá mực hát rất haỵ Vua bật cười, viên ngọc bị rơi xuống biển.
Dã Tràng tiếc viên ngọc, ngày đêm ngụp lặn tìm kiếm, kiệt sức chết đi. Dã Tràng biến thành một loài cua bể ngày đêm tha cát lấp biển để tìm lại viên ngọc đã mất.
Dã Tràng tha cát lấp biển, sóng biển lại đánh vào tan đi hết
hải đăng Kê Gà
Quê hương
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá ngiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Đỗ Trung Quân
Quán cây bàng nằm ở đường Nguyễn Đình Chiểu . Quán nổi tiếng về hải sản và nhìn ra biển Đông , buổi tối rất đẹp
Hải sản còn tươi , tự lựa , nhân viên đem ra cân rồi đem xuống bếp làm , sau đó dọn ra
Mực một nắng
Tôm vổ
Quán Diểm
Hai toàn nhà nầy được xây từ thời Pháp , đến bây giờ tôi chưa tìm ra được ở Phan Thiết .
All pictures belong to my personal photo gallery. I used Fuji Fine Pix S9600 , Sony Next -7 and Nokia Lumia 1020
The postcards are from my collection
Quê hương đất nước con người Nổi danh từ rất lâu nước mắm phan thiết
ReplyDelete