Xuân Phương
"Bánh
mì đã xuất hiện ở xứ ta trước
cái mốc 1859, nhưng được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh
chiếm thành Gia Định. Ngoài người Pháp, cách làm bánh mì đầu tiên được
người Hoa tiếp thu, sản xuất bán ra thị trường và trong số khách hàng
mua bánh mì thời kỳ đó có cả người Việt: bồi
bàn, thông ngôn, thầy ký có lẽ là những người nếm bánh mì đầu tiên; kế
đó là công chức tân trào, rồi đến tầng lớp Tây học, thị dân và lần lần
tỏa rộng phổ biến cả thành thị lẫn nông thôn”
– Huỳnh Ngọc Trảng
Trong bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu năm 1861, ta thấy có hai câu như sau:
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng
vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu
lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Bánh
mì theo chân người Pháp đến Saigon đầu tiên, xuống Nam Kỳ lục tỉnh, ra
miền Bắc, sau đó mới phổ
biến trên toàn quốc, cho nên khi đề cập đến bánh mì, người ta đề cập
đến Saigon: bánh mì Saigon. Ta thấy những thực phẩm, những vật dụng hàng
ngày mà người Pháp mang đến Việt Nam, đều được gọi kèm theo chữ tây
như: khoai tây, hành tây, dâu tây, rượu tây, thuốc
tây, giày tây…
Trong
khi ngoài Bắc gọi bánh mì là bánh tây, thì miền Nam lúc đó đã gọi nó là
bánh mì ổ (ổ như chữ ổ
của bánh bông lan). Có lẽ một trong các loại bánh mì mà người Pháp du
nhập sang đầu tiên là pain de champagne (bánh mì đồng quê) ổ bự, to bè,
nhiều ruột, để được vài ngày hay các loại bánh mì hình tròn, hình bầu
dục gọi tên là le pain rond, le complet, le
bâtard…
Ai bảo bánh mì Paris
ngon
Chắc gì hơn bánh mì Sài Gòn!
Bánh mì Sài Gòn Năm bờ Uon
Nóng, thơm, bùi, béo, lại vàng ròn
Công Tử Hà Đông
Những
ổ bánh mì Saigon mới ra lò còn nóng, dậy mùi thơm của bột mì nướng, vỏ
giòn rụm, vàng ươm, láng
lẩy bơ, nở tròn bụng, ruột trắng mịn và xốp này từ những năm 30 cho mãi
đến bây giờ, vẫn là một thứ quà Saigon, mà những người dân ở miền Tây
đi Saigon về lại nhà mua làm quà cho con cháu. Dù bánh mì khắp nơi đều
có, ở các tỉnh đều có lò làm bánh mì, nhưng
danh tiếng bánh mì Saigon đã đi vào ký ức người ta từ lâu lắm rồi. Ở
cửa ngõ thành phố đi các tỉnh đầy những chỗ bán bánh mì. Bến xe xa cảng
miền Đông, miền Tây, lúc nào cũng có những người đội các cần xé đựng
bánh mì đến tận cửa xe bán cho khách mua.
“Hồi
còn nhỏ học Tiểu học, mỗi lần bãi trường, nghỉ hè là ba anh em tôi được
ba tôi dẫn đi Sài Gòn chơi, thăm bà dì ở ngã Bảy gần rạp Long Vân… và
nhứt là khi về lại Mỹ Tho, trên tay luôn luôn xách tòn ten một xâu chừng
chục ổ bánh mì cột dây lác có quai. Quà Sài
gòn à nhen. Má tôi đem chia cho bà con chòm xóm ăn lấy thảo. Còn mấy
đứa bạn hàng ngày chơi tạc lon, vít hình, bắn đạn, đá cá, đá gà, đá
banh, tắm sông… cho ngoạm (cắn) một miếng thôi là đủ rồi!
Bánh
mì Sài gòn mà! Bánh mì ở đâu cũng có nhưng phải nói “Bánh mì Sài gòn”
có đẳng cấp và phong độ ghê gớm lắm!. Một thứ quà bình dân đem về xa lắm
ở tận trên… Sài gòn! Sài gòn cho dù có đủ món ngon vật lạ, đủ thứ trên
đời do người ở tứ xứ mang về, nhưng theo đầu
óc suy nghĩ non nớt của một học sinh tỉnh lẻ (đêm buồn), chỉ có “Bánh
mì Sài gòn” mới tượng trưng cho “thủ đô” Sài gòn.
Theo
thời gian có lúc ngon lúc dở, tùy chỗ pha thêm bột gạo nhiều ít khác
nhau: chợ Cũ, xa cảng miền Tây, xa cảng miền Đông, ngã ba Hàng Xanh ….”
– Đáp
tàu khói, về quê ăn Tết
Gió bấc đầu mùa gợn sóng đêm
Ôm ổ bánh mì làm gối nhỏ
Đem về cho mẹ với cho em
Kiên Giang
Sau
khi mấy ông Tây thuộc địa về nước, bánh mì ở lại, vẫn tồn tại, và lần
hồi
mọc rễ vững vàng, được tiếp nhận rất nồng nhiệt, ở mọi nơi, trong mọi
giới. Ổ bánh mì thông dụng và tiện lợi cho việc vừa đi vừa gặm (như thơ
cụ Đồ Chiểu nêu trên) ngày nay là ổ bánh mì theo hình dáng như baguette
của Pháp, nhưng ngắn hơn, chỉ khoảng 30-40
cm.
Baguette là
loại bánh mì đặc biệt của thủ đô Paris, hình trụ thon, dài cỡ một mét,
bề ngang nhỏ, đường kính khoảng 5- 6 cm, nặng chừng 250 gam, vỏ giòn, ít
ruột, phía trên mặt có cắt rãnh, thường để ăn liền trong ngày, không
giữ được lâu.
Ở
Saigon, nhiều đợt bánh mì được ra lò trong ngày. Bánh mì nóng được phân
phối khắp đường phố, khắp
ngõ hẻm Saigon sáng sáng, chiều chiều nhờ đội ngũ bán bánh mì dạo. Hoặc
là những em nhỏ quảy trên lưng các túi vải bồng bột, màu mỡ gà, bên
trong lồng thêm vài lớp bao bằng giấy dầu để giữ cho bánh mì nóng lâu,
vừa chạy lúp xúp vừa rao: ”Bánh
mì nóng đê ê ê ê …”. Hoặc những ông bán bánh mì bằng xe đạp, sau yên xe chở một giỏ cần xé, phủ kín bằng bao bố.
“Nhiều
lúc đứng chờ bánh mì ra lò, tôi
đã có dịp chứng kiến quy trình làm bánh: Bánh mì trước khi nướng là bột
lấy trong những bao bột mì, được thợ nhồi cho dẻo, để cho nở rồi kéo
thành từng thỏi bột nhỏ, dài. Họ khéo léo ngắt từng đoạn cho vừa với cân
lượng rồi dùng dao nhỏ rạch những đường dài
dọc theo ổ bánh, để khi nướng bánh mau nở.
Xong,
họ sắp những ổ bánh còn là bột đó thành hàng lên những chiếc “băng”
giống như “băng-ca”, kê vào miệng lò nướng rồi kéo một cái tức thì bánh
trên cái “băng-ca” đó đều nằm gọn trong lò nướng. Thợ đóng cửa lò nướng
lại, tăng, chỉnh độ nóng của điện sao cho bánh
nướng chín vàng mà không bị khét.
Khi
đủ thời gian, ổ bánh đang nướng
trong lò sẽ được những người thợ dùng những cái dầm nhỏ như cái mái
chèo, xúc ra một ổ để xem độ chín. Khi bánh đã chín đều người ta dùng
những dụng cụ giống như cái xẻng to mà xúc bánh ra, đổ thành đống trên
bàn, mỗi lần xúc chừng chục ổ bánh nóng hôi hổi,
sờ vào phỏng tay như chơi!”- Hoàng Đức
Bánh mì ăn không cũng ngon
Ta đi trăm núi, ngàn sông biển
Không đâu bánh mì ngon
Bằng bánh mì Saigon
Công Tử Hà Đông
Những
lò bánh mì ở Saigon lúc nào cũng có đông người chờ lấy bánh mới: hoặc
là
những người bán lẻ cần một số lượng lớn, hoặc là những người chỉ cần
mua một vài ổ, nhưng muốn mua thẳng từ lò. Cầm ổ bánh mì nóng hổi mới ra
lò, người ta hay bẻ cái đầu giòn giòn ăn liền tại chỗ. Bánh mì nóng
giòn ăn không cũng ngon, nhưng bánh mì không cũng
có nhiều cách để ăn lắm.
Ăn bánh mì theo ông Tây, bà đầm từ thời thuộc địa là ăn bánh mì với fromage,
trứng (omelette, oeufs au plat), thịt nguội (paté, jambon, saucisse à), beurre, mứt trái cây (confiture)
như dâu, cam, nho hay chấm sữa nóng cho bữa ăn sáng. Dùng bánh mì ăn
kèm với súp (soupe), bí tết (bifteck), ra gu (ragout)à trong bữa ăn tối.
Tuy cũng ăn giống như vậy, nhưng người Saigon đã dần dà cải tiến cho hợp với khẩu vị của mình như: Ăn
bánh mì với những miếng phô mai “Đầu con bò cười (La vache
qui rit)”,
phối hợp thêm chuối già. Ăn sáng bằng bánh mì trét bơ mặn Bretel, rắc
chút đường cát trắng; Bánh mì chấm sữa nóng,
pha thêm một chút cà phê cho có mùi thơm hay ăn bánh mì trét bơ chấm cà
phê sữa nóng; Bánh mì chấm sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ hay Con chim
(hiệu Ông Thọ- Hiệu sữa Longevity, trước đây thuộc hãng Foremost, Mỹ,
hình “Ông
Thọ chống gậy”, nói lên tuổi thọ của người dùng. Hiệu Con chim của hãng Nestlé, Thụy Sỹ, đúng ra là hình một tổ chim, gồm một
chim mẹ và hai chim con)…
Bánh
mì gốc Tây, đến Saigon được cho kết duyên với các món ăn, gốc gác từ
các nước khác, đã được Việt
Nam hóa như: Cà ri gà nấu bằng nước cốt dừa và sả, trong khi các loại
cà ri Ấn Độ nấu bằng sữa chua (yaourt); Bò kho cách hầm giống như bò nấu
xốt vang của Tây (boeuf bourguignon), nhưng có thêm mùi ngũ vị hương;
Hay ăn bánh mì với các món Tàu là phá lấu,
lạp xưởng, xá xíu, thịt quay, xíu mại…
Vân Tiên ngồi dựa gốc dừa
Tay cầm chai rượu miệng nhai bánh mì
Nguyệt Nga mới hỏi ăn gì?
Vân Tiên mới nói bánh mì thịt quay!
NQB
Cách ăn bánh mì còn được Saigon hóa, phong phú thêm một bậc ở cách chế biến là kẹp vào trong bánh mì
phần“nhân“ kiểu
cách rất Saigon, gọi là bánh mì kẹp thịt Saigon hay bánh mì thịt Saigon.
Bánh mì thịt Saigon xác định được nét đặc biệt và hương vị riêng của mình, phản ảnh thị hiếu ăn uống
và sự sáng tạo của dân chúng: “Bánh
mì với đặc tính xốp,
thẩm thấu nước nên ngon khi kẹp bánh mì thịt, pa tê hay thậm chí kẹp
miếng ốpla ở giữa vẫn ngon hơn khi ăn kiểu Tây, bánh ra bánh và thịt ra
thịt“ –
Phạm Công Luận
Phần nhân của bánh mì thịt Saigon gồm ba nhóm:
1- Loại thịt kẹp (bỏ, nhét) vào bên trong quyết định tên gọi của bánh mì. Gọi chung là thịt nhưng có
thể là thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá hay trứng. Trứng thường làm kiểu ốp la chiên sẵn.
Cá
là cá hộp xốt cà chua (ở VN ngày xưa có hiệu cá mòi Sumaco của Maroc,
ngày nay có hiệu cá nục Ba
cô Gái của Thái Lan). Thịt bò xay trộn sả ớt bằm nhuyễn xiên que nướng.
Thịt gà thường làm kiểu chà bông hay quay. Thịt heo được sử dụng nhiều
nhất, với nhiều cách chế biến khác nhau: Từ thịt heo nướng, thịt xá xíu,
thịt quay, thịt ba chỉ buộc dây bó khoanh,
da nhuộm màu đỏ cam, thịt thăn heo chà bông…qua xíu mại (thịt heo bằm
xốt cà chua), nem nướng, chả lụa, giò thủ… qua ba tê gan, phá lấu (lòng
heo khìa), bì (da heo trộn thịt heo chiên xắt sợi)…
2- Các loại rau: Dưa leo thái mỏng, ngò (rau mùi), đồ chua, hành tây, cọng hành lá, ớt… Bà Nguyễn Thị
Tịnh, chủ nhân bánh mì Hòa Mã nói: “Người
miền Nam thường
thích cái gì cũng có tí rau. Vì vậy ổ bánh mì được cho thêm vài lát dưa
leo, củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài cọng hành, ngò để
có hương thơm, vài khoanh ớt cay vừa ăn vừa hít hà mới khoái“
3- Gia vị như: Sốt mayonnaise, xì dầu, nước mắm pha, tương đen, tương ớt, muối tiêu…
Ở các chỗ bán bánh mì, các nguyên liệu kể trên được bày biện sẵn sàng phục vụ thực khách.
Bánh
mì thường được nướng giòn từ trước. Khi có khách hỏi mua một ổ bánh mì
đặc
biệt chẳng hạn, người bán hàng lẹ tay lấy ổ bánh mì, xẻ đôi, một bên
quệt qua quệt lại chút sốt mayonnaise hay bơ, một bên trét ba tê gan,
rồi nhét chả lụa, thịt nguội cho đều, rồi cho thêm miếng dưa leo xắt
mỏng, chút đồ chua, vài cọng ngò, vài khúc hành
lá chẻ nhỏ, vài miếng ớt, chan chút xì dầu, rắc miếng muối tiêu lên
trên, kẹp lại, đặt trên tờ giấy cắt vuông, gói lại, giao cho khách đang
đợi.
Các động tác của họ rất nhịp nhàng, thành thạo. Nhìn thấy dễ như vậy, nhưng cách xắt thịt, chả dày hay
mỏng vừa đủ, sự gia giảm số lượng bơ, sốt, ba tê, ớt… Rắc bao nhiêu muối tiêu, xì dầu thì vừa ăn sẽ quyết định “phẩm
chất“ của từng hàng bánh mì.
Cắn
một miếng bánh mì giòn rụm, vỏ bánh mì rớt xuống, đủ mùi: mằn mặn của
thịt,
chả, ba tê, ngọt ngọt, chua chua của đồ chua, mát mát của dưa leo, hành
ngò à lan khắp vị giác- Đầy đủ chất bột, chất đạm, rau củ, gia vị: Bánh
mì thịt Saigon là món ăn có hết các điều kiện đó!
Ngồi buồn gặm ổ bánh mì
Mùi thơm chả quế thầm thì bên tai
Bánh mì hương vị mặn mà
Bỏ tình anh gặm mì gà ba-tê
Bánh mì xá xíu ai chê
Lại thêm xíu mại cho “phê” cõi người
”Xì dầu” anh xịt đã đời
Thừa thiên “ớt hiểm” cho vừa xót xa
Bánh mì thịt nguội có hành
Mua năm tặng một cả làng anh quơ
Cho dù người có thị phi
Yêu đời anh “xực” bánh mì mà thôi…???
Đủ
chất bột, chất đạm, rau củ; gia vị. Đủ năng lượng cho một bữa ăn, dù là
sáng, trưa , chiều hay tối.
Bánh mì thịt Saigon phục vụ đủ mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội.
Nó lại thích hợp với hầu bao hạn chế của người bình dân. Tô phở, dĩa
cơm, hộp xôi đều mắc tiền hơn một ổ bánh mì thịt. Nhưng cũng có những
người lúc túi tiền quá eo hẹp, họ ăn bánh mì
không xịt xì dầu hay rắc muối tiêu cho qua bữa.
Thành
ra, cũng có người lâu lâu lại thèm ăn bánh mì nướng giòn chấm xì dầu
pha loãng với nước, đường,
chanh, xắn chút ớt cay cay. Còn những người lao động nghèo, muốn cho
chắc bụng thì mua bánh mì chấm hay bẻ thành miếng nhỏ bỏ vào nước lèo
của tô phở, tô mì, tô hủ tíu… để ăn no luôn.
Nhớ lai mấy năm ngay sau biến cố 1975, thời kỳ “bao
cấp“,
thời kỳ mà khẩu phần lương thực là gạo mốc ăn độn với khoai lang, bo bo
và bột mì (bột mì du nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em có mùi
mối mọt, mùi cứt chuột…), người ta “xếp
hàng cả ngày“ để đổi bột mì này với mì vắt vụn hay bánh mì chai cứng “chọi
chó cũng lỗ đầu“ do các lò bánh mì công tư hợp doanh cung cấp. Thời kỳ kinh tế tư nhân bị tiêu diệt, thời kỳ mà Saigon lâm vào tình cảnh “đói“,
kiệt quệ, khủng hoảng tinh thần, thiếu thốn đủ thứ, có được chút đường
thẻ (đường tán) người ta ăn với thứ bánh mì trên một cách ngon lành cho
đỡ thèm chất ngọt, chất bột.
No comments:
Post a Comment