Saturday, January 28, 2017

Ngày Xuân bàn chuyện Uống TRÀ

          Ăn Tết xưa nay đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có nhiều phong tục cổ truyền rất phong phú như đưa Táo Quân về trời, dựng nêu đón xuân, cúng giao thừa, mừng Nguyên Ðán,tảo mộ, thăm hỏi, chúc tung .. nhất nhất đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng độc đáo. Trong giờ khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then chặt cửa để sửa soạn đón năm mới trong sự xum họp đầm ấm của gia dình..Nhưng chính trong giây phút đợi nàng Xuân bước vào thềm hạnh phúc , trước bàn thờ tổ tiên thơm lừng hương khói, hoa quả, bên cạnh cội mai vàng đang ẽo lã mãn khai những cánh non, người trong cuộc trầm ngâm uống từng ngụm trà nhỏ, nghe hơi ấm thấm tận hồn, để tự ý thức đầy đủ về đời mình suốt một năm dài truân chuyên hay may mắn và quên đi sự ồn ào từ bên ngoài.
           Có điều chắc chắc rằng không phải là ngẩu nhiên mà nhiều dân tộc trên thế giới lại thích uống trà, đặc biệt nhất là người Nhật đã tôn sùng cái thi vị trên thành một thứ tôn giáo lạ lùng gọi là Trà Ðạo (Théisme) . Riêng các nước sùng Nho giáo như Trung Hoa, Ðài Loan, VN, Cao Ly.. cùng có một lịch sử và cung cách thưởng ngoạn trà gần giống nhau và rất lâu đời. Người Anh thường uống trà vào lúc 5 giờ chiều mỗi ngày. Các bậc thượng lưu trí thức, hàng phú gia quyền quý uống trà lại càng cầu kỳ và thời gian kéo dài với bốn cô thiếu nữ trẻ đẹp phục vụ, một cô nhúng chén dĩa vào nước sôi cho chén ấm, cô thứ hai cho trà vào chén, cô kế đổ nước sôi vào chén và cô cuối cùng đậy nắp rồi bưng trà tới cho chủ nhân.. chỉ việc nhẹ nhàng mở nắp, hớp một ngụm nhỏ rồi lai đặt chén xuống, trong lúc đôi mắt lim dim tựa như kẻ mộng du. Nhưng thú vị nhất có lẽ là các thiền sư, tự rửa chén ấm cũng như nấu nước pha trà và một mình độc ẩm, hay nhiều nhất cũng chỉ hai ba người, gọi là đối ẩm.. Tóm lại dù uống trà trong hoàn cảnh nào chăng nửa, thì cái tính chất cao quý của nó là làm cho thế nhân trở nên tĩnh lặng để chiêm cuộc đời.

1-LỊCH SỬ CỦA TRÀ :
          Theo truyền thuyết thì chính Vua Thần Nông khi tuần thú phương nam, vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi, làm cho tinh thần phấn chấn sảng khoái nên ông gọi đó là Trà. Một huyền thoại khác kể rằng Ðức Ðạt Ma Sư Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa, đã ngủ quên trong lúc tọa thiền nên tức giận tự cắt mí mắt của mình quăng xuống đất và nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ, hái lá nấu nước uống khiến cho tâm hồn tỉnh táo, được gọi là Trà. Từ đó trà trở nên thức uống thông dụng của thiền môn.
           Gần hơn còn có câu chuyện của một người tiều phu nghèo khó sống ở miền cao tỉnh Phúc Kiến, bao nhiêu năm vẫn ôm ấp thầm thương trộm nhớ một cô gái làng bên và hằng mong có tiền để cưới nàng. Ngày nọ lên núi hái củi, anh ta phát hiện một cây trà có dáng dấp kỳ lạ, mọc trong một kẻ nuí nên vội bứng đem về nhà trồng. Hai năm sau cây trà lớn, anh vội hái vài lá có màu xanh đen, đem pha nước uống , mới ngộ ra đây là một loại trà độc đáo, nên đặt tên là “ Thiết Quan Âm “ vì loại trà này khi lên men có màu đen như sắt thép và nặng hơn những lá trà thường, cho ra thứ nước uống thuần khiết như tấm lòng vị tha bác ái của Ðức Phật Bà Quan Âm. Trà Thiết Quan Âm ra đời từ đó.
            Riêng người Nhật thì viết là Trà đã được tìm thấy bởi một danh y tinh thông dược thảo, từ niên lịch tương đương với thời Chiến Quốc của Trung Hoa (300-221 Tr TL). Nhưng đó chỉ là huyền thoại. Theo Trung Hoa sử hiện nay, thì người Tàu chánh thức biết uống trà vào thời Tam Quốc, nhưng mãi cho tới nhà Ðường, trà vẫn chưa được trồng và chế biến, thứ trà uống chỉ là loại trà mọc hoang trong rừng núi, thuần khiết vẫn đươc coi như một vị thuốc bắc để trị bệnh. Do trên trà mới lưu hành trong giới thượng lưu mà thôi, còn hạng bình dân hầu như chưa mấy ai biết tới.
            Về cách uống cũng khác biệt,giữa hai bờ đai giang và nhất là dân du mục ngoài Trường Thành thì uống trà pha sưả trâu bò, dê ngựa. Cũng căn cứ theo Ðường Sử, thì chính Trà Tiên của Trung Hoa là Lục Vũ, tự Hồng Tiệm, người đất Cảnh Lăng, tỉnh Hồ Bắc, tác giả quyển Trà Kinh là người đầu tiên khởi xuớng phong trào uống trà. Sau này qua các đời cũng có nhiều tác phẩm nghiên cứu về trà nhưng tựu trung so sánh nổi phải kể tới quyển “Tục Trà Kinh “ của của Lục tào Xán người Tô Châu, thời Khang Hy, viết với nhiều tài liệu, dẫn chứng và phẩm bình về Trà một cách xác đáng. Tại VN, luận về Trà trước kia có tác phẩm “ Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, về sau Minh Ðức Hoài Trinh và Vũ Thế Ngọc.. cũng có viết về Trà Kinh. Riêng người Nhật thì có Trà Ðạo của Okakura Kakuro.. Cũng kể từ đó nối tiếp các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh.. trà trở thành phổ quát . Nhiều khu vực sản xuất trà nổi tiếng xưa nay như Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, LãnhNam, Kinh Tương, Phúc Kiến..
           Tại Nga, truyền thống uống trà gắn liền với ấm Samovar. Ðây là loại bình lớn được thiết kế rất đẹp đẽ, chứa hơn một lít nước sôi ở độ cao. Tại Nga, thời tiết lạnh lẽo gần như quanh năm suốt tháng, nên uống trà nóng gần như là một nhu cầu cần thiết vì với người Nga thì Trà có tác dụng giữ ấm cơ thể nhất là tim. Bởi vậy trong mọi nhà tại Nga, hâu như trong chiếc bình đặc biệt Samovar luôn đầy nước trà nóng và những hộp đường viên, mọi người lúc đó quây quần bên ấm trà nóng, để những viên đường vào giữa hàm răng và thong thả nhắm nháp từng ngụm trà thơm ngát, nóng hổi, trong khi bên ngoài giá lạnh mưa rơi trùng trùng.
          Tại Morocco, Châu Phi : Theo quan niệm, tràợ ở đây có tác dụng cầm chân khách trong các dịp có cơ hội gần gũi hay quây quần bên nhau. Hầu như người Morocco thường uống một loại trà xanh thương thặng và theo tập quán , thì người con trai trong gia đình phụ trách việc pha chế trà, ngoại trừ có trường hợp đặc biệt, vợ của chủ nhà vì tình thân của bè bạn, trực tiếp mời chồng mình tự tay pha tra đãi khách. Thường thì phải có hai bình trà sẳn sàng . Pha trà bằng ba loại nước với độ sôi khác nhau và được rót trong những chén nhỏ xinh sắn, đặt trên chiếc khay bằng kim loại có chạm khắc nhiều hình ãnh rất đep. Theo nghi thức, Trà được châm đến tuần thứ ba thì chấm dứt buổi tiệc.
           Tại ANH : Theo sử liệu,thì chính Nữ Công Tước Bedford , tác giả quyển “ Năm giờ uống trà” rất được người Anh ưa thích. Bà cũng là người đã tạo ra phong trào uống trà vào buổi chiều tại xứ sương mù. Ngày nay tới nhà bất cứ một người Anh nào, đặc biệt là giới trung và thượng lưu trí thức, ai cũng phải lóe mắt trước sự khéo tay và vô cùng thẩm mỹ của các bà nội trợ , trong việc trang trí bàn uống trà với khăn phủ bàn có bình hoa tươi và bộ bình trà làm bằng bạc và sứ men Trung Hoa. Người Anh từ lâu có tập quán đãi khach loại Trà sữa hay Trà Chanh. Cũng theo sữ liệu, thì vào thế kỷ XVIII, khi Anh chiếm Hồng Kông và nhiều thành phố lớn khác tại Trung Hoa như Thiên Tân,Thượng Hải, Quảng Châu.. đã du nhập tập tính uống Trà của người Tàu về bản quốc. Hằng tháng để kịp có Trà, nhiều cuộc đua gọi là Ðua Trà, bằng thuyền buồm, chở các loại trà quý từ Trung Hoa sang Luân Ðôn rất hào hứng.
           Tại VN : Mỗi năm xuất cảng trên 10.000 tấn khắp thế giới, được trồng nhiều loại trên một diện tích 89.000 hecta tại Sơn La, Yên Bai, Lào Kai,Tuyên Quang,Thái Nguyên, Nghệ An và Lâm Ðồng.
          Tại Hoa Kỳ : Hằng năm theo thống kê, thì dân chúng xứ Cờ Hoa tiêu thụ cả chục triệu tấn trà,bằng mọi hình thức như uống nóng, lạnh, trà nguyên chất hay ướp các loại hoa, uống không hay uống chung với đường thêm mật ong, sữa,kem, chanh. Người Mỹ uống nhiều loại trà, từ thứ gọi là Decaffeinated Tea hoặc các loại trà lá, kể cả dược trà bằng lá ổi, lá hồng để trị bệnh và làm tan mỡ, gọi là Herbal Tea.
          Tại NHẬT : Việc uống trà tại Nhật đã có từ lâu đời và theo thời gian đã trở thành một triết thuyết của Thiền giới. Ðây là một hình thức huấn luyện các Trà Ðồ hướng về nẽo Thiền lý, đi tìm chân, thiện, mỹ trong thế giới tĩnh tại và tự nhiên của tâm hồn. Ngày nay Triết Lý Trà của người Nhật đã trở thành một nghi thức chính thống của một tôn giáo gọi là Trà Ðạo, hình thành từ thời kỳ Mạc Phủ Tướng Qaân ở thế kỷ thứ XV. Nơi uống trà gọi là trà thất làm bằng gổ, nằm giữa một khu vườn đầy lá hoa có các lối nhỏ trãi đá sỏi dẫn tới.Những trà đồ trước khi bước vào trà thất đã tự mình rũ bỏ hết cái thế giới ồn ào bon chen, nhập vào sự tĩnh lặng của tâm hồn, quên hết kể cả cái ta phiền toái đáng phiền.

2-CÁC LOẠI TRÀ :
           Cây Trà có tên khoa học là Camelia Sinencis, là một trong những thực vật thuộc Họ Theacae, lá xanh tốt quanh năm và hoa thì màu trắng. Sau năm năm, cây Trà được coi là trưởng thành và cho hoa lợi liên tiếp trong hai mưoi lăm năm hay lâu hơn nữa tuỳ theo sự chăm sóc và tưới bón của nhà nông. Thông thường cây trà có độ cao tới hàng chục thước nhưng để tiện dụng cho phu hái trà, người ta phải cắt tỉa thường xuyên để thân cây đạt độ cao tối đa từ 1-1,50m. Riêng những cây già thì cắt ngang thân để mầm non nẩy chồi mới và theo phương pháp này, trà đạt tuổi thọ hơn một thế kỷ là sự thường.
            Ðể bảo quản tốt vườn trà, thường các cây bị sâu thì phải nhổ bỏ vì trà kỵ thuốc trừ sâu rầy, cũng như không tốt đối với loại phân hoá học, mà chỉ thích ứng với loại hửu cơ hay bã đậu nành. Mùa hái trà thường vào tiết thanh minh vì thời gian này, mùa đông đã đi vắng, khắp nơi nàng xuân trở về với vạn vật trong lành, khí trời ấm áp, nắng hanh nhè nhẹ đủ cho muôn hoa ngàn lá trong đó có cây trà xanh tốt, ươm hoa nẩy lộc đầy cành . Ở Trung Hoa cũng như VN, vườn trà thường được lập trên các vùng đồi thấp, làm thành các bậc thang. Người hái trà làm việc ngay từ sáng sớm khi những giọt sương mai vừa tan theo ánh thái dương khẻ rọi. Theo qui định rất nghiêm ngặt, số lương lá trà được hái tùy theo loại, chẳng hạn như trà xanh thì ngắt hai lá, còn trà Ô Long tới ba lá to và một búp..
           Trà đem về hong ngoài trời cho héo sau đó đem ủ, sấy và biến chế làm trà sống. Ngoài ra bên Tàu còn có những vườn trà cấm được công an canh phòng cẩn mật, chuyển sản xuất trà quý cho các Hoàng Ðế đỏ tại Tử cấm Thành ở Bắc Kinh. Tại Tây Hồ, Hàng Châu nơi chuyên sản xuất trà Long Tỉnh, mùa trà kéo dài từ tháng 3-10, mỗi cây hái mỗi kỳ độ 20-30 lần và thời gian cách nhau 10 lần, mục đích hái lá trà toàn búp non. Tóm lại xưa nay, người Tàu có bốn vùng sản xuất trà khác nhau như TRÀ XANH trồng tại Giang Bắc ( phía tả ngạn sông Hoàng Hà) và Giang Nam ( vùng giữa Hoàng Hà và Dương Tử). Lĩnh Nam ( Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Ðông, Quảng Tây) có trà Ô LONG và Vùng Tây Nam (Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên.. chuyên sản xuất TRÀ ÐEN và TRÀ BÁNH có nước màu tía đỏ.
           Tổng kết các loại từ trà lá, trà búp, trà xanh, trà đen, trà bột, trà hạt,trà cám, trà mộc.. tới trà uớp hoa.. nay có tới hơn 1000 loại, nếu không phải là người sành điệu thì dễ gì phân biệt. Giống như Rượu các loại, trà ngon hay dở đều tuỳ vào cách ủ ( Oxidation) và thời gian lâu hay mau., để có hương vị và màu sắc mong muốn. Các loại trà Nhật, Long Tỉnh, Bích Loa Xuân.. là loại trà xanh ủ ngắn hạn. Loại trà ủ trung bình có Bạch Hào Ngân Châm, Bao Chủng, Ðộng Ðình, Thiết Quan Âm, Thủy Tiên, Vũ Di, Ô Long của Trung Cộng, Ô Long Ðài Loan. TRÀ ÐEN là loại trà hiện nay được các nước Âu Mỹ ứa thích, được ủ trong thời gian rất lâu.
           Thú uống trà hiện nay được phổ quát khắp thế giới và trong mọi tầng lớp, nên trồng và chế biến Trà đã trở nên một kỹ nghệ quan trọng nhất là tại các nước Á Châu như Trung Cộng, Ðài Loan, Nhật Bản, VN, Cao Ly.. Trà ngon nổi tiếng là loại trà đã phải trải qua 10 giai đoạn chế biến, gồm có Trà Bắc-Thái của VN, trà Sâm Cao Ly, Thiết Quan Âm ( Ly Sơn,Ðài Trung, Ðài Loan), Ô Long (Núi Phổ Ðà,Trung Hoa, trên một rặng núi có cao độ hơn 2100m) nhưng đặc biệt nhất là trà Vũ Di, mọc trên một rặng núi rất cao lại vô cùng hiểm trở, người thường không thể leo tới để hái nên phải cho khỉ hút thuốc phiện rồi luyện tập chúng thành những chuyên viên hái trà như người.
            Ngoài ra theo khách sành điệu cũng như các bậc thầy về trà, thì việc uống và thưởng thức trà , đều đồng tình rằng muốn đạt được tuyệt đỉnh không những phải nhờ phẩm chất mà còn phải nhờ loại nước và cách pha trà, như Nguyễn Tuân thuở sinh thời đã luận là đã phải hứng những giọt sương đọng trên lá sen làm nước pha trà. Trong bài thơ “ Văn tế kim nhân phúng lộ bàn” của Tiết Phùng, có kể chuyện vua Hán Võ Ðế thuở xưa , đã cho dựng một cột bằng đồng cao 20 trượng , trên có một tượng người bằng vàng đưa tay hứng sương dùng làm nước pha trà.
           Trong “ Vang bóng một thời” Nguyễn Tuân có giới thiệu về những chiếc ấm đất quý báu dùng để pha trà, cho tới những chén uống trà nhỏ nhắn đủ loại mà khách sành điệu gọi là chén tống, chén quân.. Về ấm trà thì hơn trăm năm về trước trên đất Bắc, đã phát sinh lời truyền tụng “ thứ nhất Thế Ðức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần. Tất cả các loại trên đều là ấm Tàu, cũng giống nhu ấm Nghi Hưng nổi tiếng từ lâu đời. Nghi Hưng là một huyện kế cận thành phố Thượng Hải, thuộc tỉnh Giang Tô, tại đây có một loại đất sét đặc biệt , chứa nhiều thạch anh, mica, sắt.., dùng để nung các ấm trà không tráng men, gọi chung là ấm tử sa ( Unglazed-Purple sand), thường có ba màu : tía đỏ, vàng sậm và nâu đen. Ngoài ra ở đây còn có loại đất sét khác màu trắng và màu xanh nước biển rất hiếm hoi. Theo sách Trà Kinh của Lục Vũ, thì ấm Nghi Hưng hay Tử Sa là những tuyệt tác phẩm nghệ thuật của Trung Hoa với đủ loại kiểu cách, dung lượng dùng để độc ẩm, song ẩm hay quần ẩm, chứng tỏ sự khéo tay và óc sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân nghệ sĩ.

3-NỀN VĂN HÓA UỐNG TRÀ :
           Uống trà là một nghệ thuật có tính cách văn hoá và xã hội. Thời gian uống trà cũng là một thái độ tĩnh tâm và tu luyên, giúp cho cuộc sống thêm thư giản và quên bớt phiền nảo, bon chen, cho nên xưa nay đã trở thành những nghi thức hay tôn giáo gần như khắp thế giới.
 - ÐẤU TRÀ : Theo Thái Vĩnh Chương, một chuyên gia nổi tiếng về trà của Ðài Loan, thì môn đấu trà của người Tàu, bắt đầu từ đời nhà Tống, sau đó bành trường sang Nhật Bổn thành môn Ðoán Trà. Ðây không phải là cuộc thi đấu võ thuật, thuần tuý chỉ có đấm đánh mà thôi, trái lại Ðấu Trà là một cuộc thi đòi hỏi thí sinh phải có thực tài và sự hiểu biết cao thâm chẳng những về trà, mà còn phải tinh thông đủ tính, y,lý, đạo làm người khiêm thụ ích mản chiêu tốn, tức là người khiêm tốn luôn thu được lợi ích còn kẻ tự mãn chỉ chuốc lấy tổn hại. Tóm lại đấu trà tại Trung Hoa với tất cả các loại trà, còn đoán trà ở Nhật Bản chỉ với trà xanh mà thôi.
           Nước Tàu khi xuân về Tết đến, tiết trời ấm áp êm dịu, làm cho những đồi chè cây bắt đầu trổ lá non mơn mởn, cũng là lúc khắp nơi người ta nô nức mở hội đấu trà. Có hai cách thi đấu, thứ nhất là thi pha trà và thứ hai là thi nhận loại trà . Nói chung thì thi loại nào chăng nửa, thí sinh phải đạt tới mức thượng thừa về trà, mới mong chiếm giải. Trong cuộc thi, trước hết Ban giám khảo đưa cho thí sinh xem trươc năm mẫu trà. Sau đó bí mật pha chế thành nhiều chén trà để các thí sinh nhắm và đấu với nhau, cũng như bình phẩm để phân loại trà theo các hạng tùng, trúc, mai, lan, cúc. Tuy nhiên điểm then chốt của cuộc thi vẫn là miêu tả trà qua hương sắc, mùi vị, từ đó cho biết độ lên men, cách sao tẳm, lá chè già non và xuất xứ của trà. Thời xưa trong các cuộc đấu trà, còn có phần ngâm thơ, phổ nhạc. Hiện nay tại nước này còn lưu trữ một bài thơ truyền khẩu về “ Ẩm Trà “ :, đại khái như sau :” một chén trơn môi trơn cổ, hai chén hết nổi cô buồn, ba chén tuy cạn nguồn thi hứng nhưng vẫn còn ngàn vạn quyển, bốn chén vả mồ hôi nhẹ, bình sinh mà không bình sự, năm chén gân chén thanh sạch, sáu chén thông đạt diệu linh, bảy chén như bổng như bay..” Những điều trên cho thấy cổ nhân nghiện và thích thú trà đến mức nào.
- THI PHA TRÀ : Yip-Wai-Man hiện được người Hồng Kông tôn xưng như là một bậc thầy trong việc thưởng thức và thi pha trà, khi sự kiện này được nâng thành một nghệ thuật Trước năm 1997, Hồng Kông là nhượng địa của người Anh và từ đó nơi miền đất này người Anh được nổi tiếng là một trong những dân tộc trên thế giới thích uống trà nhất. Tuy nhiên về cách pha chế và thưởng thức thì người phương đông sành điệu hơn và họ đã tạo thành một nền văn hóa trà độc đáo.
           Ðối với một số người Hồng Kông sành điệu, thì việc pha trà là cả một nghệ thuật hay nói đúng hơn đó là thứ đam mê của cả đời người., dĩ nhiên cái giá để thỏa mãn cái thú đam mê trên là sự tốn kém, khi mua sắm các loại trà nổi tiếng như Thiết Quan Âm rất mắc mõ, cũng như các loại bình, ấm, chén khay dùng trong việc uống trà, nhất là tại hòn đảo giàu có này.
           Thật ra thi pha trà đã phổ biến từ đời nhà Tống, do các quan lại trong triều, các nho sĩ và những thương nhân đua tài. Quy luật của cuộc thi rất nghiêm ngặt, nhiều nhà giàu còn dùng cả những chiếc muổng bằng vàng để khuấy trà. Tại Hồng Kông ngày nay, cuộc thi pha trà thường được các tổ chức công tư bảo trợ và được sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp kể cả học sinh, nhằm mục đích trao đổi sự hiểu biết và các kỹ thuật liên quan tới trà. Ngày 12-7-1997 có 12 thí sinh dã lọt vào chung kết cuộc thi pha trà tại Hồng Kông, thật là gay go, mỗi người chỉ có 15 phút vừa để pha ba lần trà. Sau đó là cuộc sát hạch về kiến thức, lịch sữ và triết lý trà. Ðiểm chấm để xếp hạng căn cứ vào bốn yếu tố như hương vị trà, kỹ thuật pha chế, bộ đồ trà và phong độ của thí sinh. Hội đồng giám khảo gồm 10 chuyên gia về trà ở Hồng Kông, Nhật Bản, Ðài Loan, Trung Cộng và Tân Gia Ba. Có ba giải đồng hạng nhất với tiền thưởng và các tài vật trị giá tới 68.000 tiền Hồng Kông, hạng nhì 38.000 và hạng ba 18.000. Theo chuyên gia Yip thì người Hồng Kông đam mê trà thường pha chế theo cách tổng hợp giữa Trung Hoa và Anh. Riêng những người già thì sau khi uống trà xong, họ ăn luôn xác trà gọi là rau đắng. Ngoài ra người Hồng Kông còn xào lá trà với gừng và hành tươi làm món súp trà. Tóm lại trà đã trở thành một triết lý sống tại đây và dã có nhiều câu lạc bộ chuyên về trà ra đời với đông đảo hội viên. Cũng đã có một nhà bảo tàng chứa đủ tài liệu cùng các vật dụng liên quan tới trà.
 TRÀ LỄ, BƯỚC ÐẦU RÈN LUYỆN SỰ KHỔ HẠNH TẠI NHẬT : Người Nhật gọi nghi lễ dùng trà là Chanoyu, ca tụng cái đẹp giữa sự hài hoà từ thiên nhiên cùng tính khắc khổ của con người. Ðây là trà đạo và đối nhiều phụ nữ Nhật cũng là một nghề nghiệp chuyên môn khổ luyện mới đạt được vì những động tác của trà lễ là một hệ thống chặt chẽ, song hành với cách ăn vận bộ quốc phục Kimono truyền thống cùng cách cắm hoa. Trước khi hành lễ, các đệ tử phải cúi đầu sát đất để chào một cây quạt đặt ngay ngạch cửa, vì vật này tượng trưng cho thanh kiếm của các võ sĩ đạo ngày xưa, đặt trước trà đình khi hành lễ.
           Theo Nhật sữ thì chính một thiền sư của Trung Hoa tên Eichu đã mang trà đạo vào nước này từ thế kỷ thứ XV. Suốt bao thế kỷ, trà đạo chỉ dành cho nam giới, qua các thành phần tu sĩ, qúi tộc, thương nhân cùng chiến binh. Mãi tới thời Minh Trị Thiên Hoàng mới được mở rộng cho nử giới nhưng đồng thời cũng bị đe dọa trước sự hội nhập của nền văn minh cơ khí Tây Phương.
          Ngày nay qua cuộc sống bon chen từng giờ để kiếm sống và đoạt vị, nam giới Nhật hầu hết không còn thời gian để nghĩ tới trà đạo, mặc dù nó là một môn học bắt buộc tại các trường Trung Học. Cũng do nghề trà đạo kiếm rất nhiều tiền, nên luôn có những lớp học riêng tại nhà, đa số do nữ nhân giảng dạy, học viên cũng được tuyển chon theo quy luật truyền thống và rất hạn chế, nhằm bảo đãm phẩm chất của trà đồ khi ra đồi hành đạo.
            Tuy nhiên dù muốn dù không, đỉnh cao của trà lễ vẫn còn nằm trong tay nam giới. Ðó là những đại danh sư, có thẩm quyền trong việc cấp bằng tốt nghiệp môn Chanoyu cho giáo viên, hầu hết đều ở Tokyo, bằng một giá cắt cổ. Có vậy những người tốt nghiệp mới được phép hành nghề. Ðiều cũng đáng vì các đại danh sư hiện nay toàn là hậu duệ của Tổ sư môn Chanoyu, từ thế kỷ thứ XV là Sen Rikyu . Ông sống vào thế kỷ XVI, phục vụ cho lãnh chúa lừng lẫy lúc đó là Toyotomi Hideyoshi, người đã dựng lên một trà đình ngay tại chiến trường với các nghi thức trà lễ, giống như thuở trước, Trương Lương dùng tiếng sáo đánh tan quân của Bá Vương tại Cai Hạ. Ở đây đich quân cũng xao xuyến và nản lòng trước hương vị của trà. Năm 1585 , lãnh chuá Hideyoshi được Thiên Hoàng bổ nhiệm làm tể tướng , nên ông này lại cử thiền sư Sen Rikyu làm chủ tế buổi trà lễ cho nhà vua tại một trà đình xây bằng vàng . Nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì, lãnh chúa Hidoyosho bị tẩu hỏa nhập ma và kết tội Rikyu đã đầu độc, nên bắt thiền sư phải tự xữ bằng cách mổ bụng chết.
          Tóm lại khi mọi người bước vào thế giới tĩnh lặng của trà lễ, thì họ chỉ còn là những chiếc bóng đã tự rũ bỏ lại bên ngoài tất cả. Trong suốt thời gian thiền vị, bên bình trà bột xanh, các trà đồ trong tư thế đặc biệt đã thực hiện được cái đẹp thực sư bằng cái triết lý hòa hợp giữa chân, thiện, mỹ thuần khiết. Thật vậy trong trà thất cô tịch, bên ngoài các đoá hoa anh đào đang lao xao đâm chồi dưới bầu trời lạnh băng tuyết phủ của mùa đông, thế nhân như thoát tục giữa lúc nhắp từng ngụm trà màu hổ phách nóng hổi, đựng trong các chén sứ trắng tinh xinh xắn, khiến cho người quên người, quên đời, quên hết dục vọng mà đắm mình trong không gian và tâm hồn tĩnh lặng như mặt nước hồ thu lúc yên bình.
           Với người Nhật , trà đạo là một tôn giáo không có giới hạn, hận thù mà là một cách tu luyện khổ hạnh của triết môn thần học về thực hành, tạo tinh không đối xứng trong trí tưởng , gần giống như thiền học, qua nghệ thuật linh cảm, nên rất hợp với phụ nữ Nhật trong thế giới xô bồ hiện tại -/-

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Vang bóng một thời cuả Nguyễn Tuân.
Trà Tàu và ấm Nghi Hưng của Nguyễn văn Chính
Liên hiệp báo viết về trà.
The South China morning Post và HongKong Standard tháng 2-1997
World & Worlds tháng 12/2001
Géo tháng 5/1995


Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2017
Mường Giang

Friday, January 27, 2017

Những Tết Năm Xưa Ở Phan Thiết - Mường Giang

          Trước giao thừa mỗi năm suốt phần đời lưu lạc, tôi hay quẩn quanh dọc theo con phố nhỏ nơi xóm biển đìu hiu, mõi ngóng về bên kia bờ Thái Bình Dương, mà hồn rưng rưng thương nhớ Phan Thiết, một quê hương ngọt ngào sửa mẹ thế nhưng mãi vẫn muôn trùng. Ôi giấc mơ chưa chi đã dẫn ta về thôn xóm cũ, về những ngày xuân tết vẹn vầy, về lại với những trang lưu bút ngày xanh của một thời tuổi trẻ sao sớm phai tàn, chẳng biết bây giờ có ai còn nhớ ? Bao nhiêu năm qua rồi, mỗi lần tết đến lại buồn, nhất là lúc đứng nhìn những giọt mưa phùn nhỏ những giọt trắng trên từng cánh cúc đang hắt hiu nơi thềm gió.. Phan Thiết năm nao mùa đông trời thường se sắt không mưa nhưng nếu hờn dỗi bất chợt với một cơn mưa rào, thì đã thấy như xuân đang bắt đầu chúm chím trên giậu hoa, ngọn cỏ. Đường phố được mưa lau chùi sạch sẽ nhưng hữu tình nhất vẫn là nụ cười của người Phan Thiết không còn thấy héo hắt muộn phiền. Những hàng vông, gốc phượng, những chiếc lá me non cũng phe phẩy mừng rỡ. Tất cả đang cùng xuân trở về.

1- Chợ đêm ngày Tết:
          Trước tháng 5-1975 năm nào cũng vậy, hể tới mồng mười tháng chạp là không khí tết đã thấy bắt đầu ở đường Gia Long nhưng vui nhộn từ sáng 23 đưa ông Táo chầu trời. Bắt đầu từ ngày này, xã Châu Thành sẽ có người tới vẽ lô, đánh số khắp vùng dành cho chợ tết, từ hai con đường Nguyễn văn Thành, Lê văn Duyệt dọc theo vườn hoa nhỏ trước nhà sách Vui Vui và suốt con đường Gia Long chạy ngang nhà lồng chợ lớn.
          Ngoại trừ khu vực quanh vườn hoa chỉ bán hoa tết, khắp nơi không ấn định món hàng, lô của mình trúng thầu muốn bán gì cũng được, cho nên khắp chợ tết vừa thấy lù lù một núi dưa hấu, đã gặp ngay gian hàng bán bánh mứt, rồi lại chuối, dưa và cứ thế xen kẽ lẫn lộn. Thông thường món hàng bày bán sớm nhất trong chợ tết là mai, sách báo, lịch xuân và quần áo may sẵn dành cho các gia đình nghèo. Chợ đêm chính thức mở từ ngày đưa ông Táo về trời cho tới chiều ba mươi mới tan. Gọi là chợ đêm vì người bán hàng trụ tại chổ suốt thời gian tết, dù có khách hay không. Chợ bắt đầu đông từ sau ngày 25, các nhà vườn quanh thành phố tại Phú Lâm, Phú Hội, Đại Nẩm, Lại An kể cả Rạng, Thiện Nghiệp cũng bắt đầu mang các thổ sản địa phương như hoa, chuối, trái cây các loại, dưa hấu, cau trầu, gà vịt về bán tết. Đi chợ đêm Phan Thiết thật vui dù chỉ để xem người và được chen lấn, cho nên đêm qua đã đi, đêm nay cũng đi để mệt vì chen lấn người quen ke lạ cho tới xế chiều ba mươi tháng chạp tan chợ, mới hết đi chợ.
          Những ngày giáp tết, hoa và trái cây từ muôn phương trút về vô số kể, như là người Phan Thiết chỉ biết ăn tết bằng hoa, mặc sức cho những kẻ có tiền lựa chọn. Thôi thì đủ thứ từ loài hoa bình dân như mồng gà, trường sanh, vạn thọ, cúc, thược dược.. mà ai cũng mua được cho tới những loài hoa vương giả khét tiếng của Bình Thuận, mà MAI là số một. Đủ thứ mai, từ loại vàng phớt năm cánh mỏng lúc nào cũng như đang chực cuời với gió xuân, cho tới nhiều loại mai quý khác, nhiều cánh, đủ màu. Theo lời các bậc cao niên, thì mai là người bạn lâu đời của Phan Thiết, vì vậy mỗi độ xuân về, nhà nào có nghèo túng cũng ráng kiếm một cành mai để vui xuân. Hoa bán nhiều, người mua cũng đông nhưng có năm thiếu người thưởng thức, nên vào phiên chợ cuối chiều 30, các chủ hoa đã lạnh lùng vứt bỏ bên vệ đường, mặc cho hoa tàn, cánh rũ. Ôi thảm thê biết bao cho kiếp hoa.

2- Nuôi Vịt Tết:
          Hằng năm cứ sau vụ lúa chín thì các nông dân vùng Hàm Thuận, Thiện Giáo nghỉ một thời gian ngắn, mới tiếp tục cày bừa trở lại vào tiết lập đông, để lo vụ muà đông - xuân. Chính trong thời gian này, một số lớn nông dân đã bắt đầu lo chuyện nuôi vịt tết, ngay trên những đám ruộng còn bỏ trống chưa cày trở lại, khắp Phú Lâm, Phú Hội, Bình Mỹ Thuận, Tầm Hưng, Ma Lâm.. Vịt con nuôi bằng lúa rụng, lúa sót trên các cánh đồng. Nghề nuôi vịt thấy vậy chứ vất vả trăm chiều, nhất là việc tìm thức ăn cho đàn vịt đông đảo hằng trăm, hàng ngàn con do nhiều người gộp lại nuôi chung. Khó nhất là giai đoạn vổ béo vịt để chuẩn bị bán. Lúc này vịt ăn nhiều và hay ăn bậy nếu bị đói, nên người chăn vịt ngoài việc mua thêm thức ăn như cá, cua, tôm, cám.. còn phải canh giữ cẩn thận để vịt không chạy loạn ăn mạ lúa của người. Thông thường không thấy có lộn xộn trong việc dành giựt vịt giữa các chủ nuôi, đây là bí quyết trong nghề nuôi vịt, không giải thích được.
          Sau hai tháng bôn ba cực nhọc trên đồng cạn, dưới đồng sâu, giờ thì đàn vịt cả ngàn con cũng kịp lớn, béo nọng.. chực chờ từng chuyến xe đủ loại ngày đêm từ Phan Thiết lên để bốc vịt và trứng về bán cho kịp các buổi chợ tết. Quang cảnh làng xóm tỉnh mịch ở miền quê bỗng vui lên bởi tiếng kêu cạp cạp của bầy vịt đó đây khắp làng. Từ ngày 20 tháng chạp, nhà nào hầu như cũng đã có một vài cặp vịt , chục quả trứng, để chuẩn bị mâm cớm cúng ông Táo và tất niên ngày 30 tháng chạp.

3- Cái ăn trong ba ngày Tết:
          Tưởng như cái thị xả nhỏ nhoi này sẽ không bao giờ ngủ được. Điều này cũng dể hiểu vì người Phan Thiết quanh năm suốt tháng làm lụng vất vả từ dân bờ cho tới bạn biển nhưng gặp dịp là thẳng tay tiêu xài lo gì, bởi xưa nay Bình Thuận vốn nổi tiếng là chốn rừng tiền biển bạc, là xứ ăn chơi, nên 'cái nồi cũng bán, cái tơi cũng cầm' cũng là sự thường tình vì cầm bán rồi lại mua sắm lại mấy hồi vào năm tới nếu trúng biển, được mùa. Chính những nét đặc trưng này đã làm cho người Bình Thuận hãnh diện khi giang hồ khắp chốn. Tóm lại đây là cách sống của dân Bình Thuận khó lòng thay đổi được.
           Đi chợ trong ba ngày tết là để lo cho gạo nước đầy lu, làm các món ngon vật lạ để ăn cho nhiều và ngon, nên ai cũng thích đi chợ để mua sắm. Trong thời gian này, các lò bánh tráng ở ngoại ô Phan Thiết như Lại An, Phú Long, Tân An.. phải làm suốt ngày đêm vì khách hàng đặt bánh Tết ngay từ tháng 11 âm lịch. Bánh tráng là món ăn ngày tết, dùng để cuốn thịt măng kho hay bánh tàt, nên nhà nào cũng cần tới. Vùng quê không ai mua bánh mà chỉ tới lò tráng một vài thúng gạo, rồi trả tiền công mà thôi.
Từ trung tuần tháng chạp, trong khi tại các phố Gia Long, Đồng Khánh, Đinh tiên Hoàng, Lý thường Kiệt , Lê văn Duyệt.. quanh chợ lớn mới có vẻ tết, thì hầu như khắp xóm làng, ngõ hẹp Phan Thiết, nhà nhà đều bận rộn đóng cốm hộp. Đối với phong tục cổ truyền Việt Nam, đây là món đặc biệt phải có để cúng trên bàn thờ ông bà trong ba ngày tết dù là lương hay giáo.
          Theo sử liệu, thì cốm đã theo gót chân lữ hành của người dân Thuận Quảng trên bước đường nam tiến. Người dừng lại ở Thuận Trấn từ ba trăm năm trước thì cốm cũng nương theo và trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân miền biển mặn. Từ xuất xứ cốm sà lam Quảng Nam mà Hải Thượng Lãn Ông, qua tác phẩm 'Nữ Công Thắng Lãm' gọi là CỐM (croquantos) , chỉ một một loại bánh cổ truyền làm bằng hạt nổ, và mỗi vùng lại có một cách làm riêng. Tại Bình Thuận, cốm được làm bằng loại nếp ba tháng. Đây là một đặc sản của địa phương có hương thơm ngào ngạt, chỉ riêng dùng để đóng cốm hộp. Nếp từ đồng dược mang về nhà ngay từ tháng 10 âm lịch, để kịp rang thành nổ mới kịp đóng cốm tết. Theo các nhà chuyên môn cũng như các bà nội trợ giỏi, thì muốn cho cốm ngon, ngoài nổ còn phải có bí quyết thắng đường, pha chế lượng gia vị hỗn hợp gừng, nho khô, me và thơm chín. Riêng cái khuôn dùng để đóng cốm gần như có kích thước nhất định, bằng gỗ hình khối chữ nhật, có thể tháo rời ra được để lấy cốm ra phơi nắng. Cốm được bọc bằng giấy màu đủ loại, các mặt đều có dán hoa hòe rất đẹp. Ngày tết, nhà nào dù theo đạo gì chăng nữa, cốm cũng đều có mặt trên bàn thờ. Tại Phan Thiết, trăm năm qua, gia đình ông Lê Chi chuyên nghề làm cốm tết bằng nếp trồng tại Phú Long. Ngày nay món cốm sấy qua nhản hiệu 'Hòa Hiệp' của Lê tộc tại Phan Thiết, đã là món hàng thời thượng có mặt khắp nơi, cũng như cái hương vị cay cay ngọt ngọt của cốm, làm chợt nhớ tới tết năm nao ở quê nhà.
Ăn Tết cũng không thể nào thiếu được món măng hầm với thịt heo hay vịt. Măng xuất xứ từ cây tre qua cái tên khoa học là bambusae thuộc giòng họ lúa (gramineae), có mặt mấy ngàn năm trên đất Việt, từ đồng bằng lên tới sơn khê. Tại Bình Thuận từ tháng 7 tới tháng 9 âm lịch là mùa xắn măng, vì thời gian này măng đã vương lên khỏi mặt đất bên các bụi tre khắp các địa phương trong tỉnh và những rừng tre kế cận dọc theo các bờ sông Quao, La Ngà, nhưng nhiều nhất là vùng Cà Tót, Đức Linh, Gia Bát.. Lấy măng từ gốc tre già cũng dể, chỉ cần một cái câu liêm cán dài có lưởi sắt là đủ. Mụn măng tươi màu trắng, đem về bốc vỏ và luộc chín với nước pha ít vôi loãng. Sau đó đem măng luộc chín, đã biến thành màu vàng nghệ, tước sợi và đem phơi khô chừng hai hôm là dùng được. Trung bình 10 ký măng tươi mới lấy được 1 ký măng khô.
Măng được mua từ chợ về trước khi đem hầm thịt, lại phải ngâm với nước lá xả và luộc thêm nhiều lần cho măng mềm hơn, đồng thời mất đi chất đắng của gốc tre. Trước đây khi cá mòi còn, món măng tươi nấu với cá mòi trủng, mòi dầu là thức ăn phổ thông nhất khắp miền biển mặn Bình Thuận.
          Ăn tết xưa nay, người Bình Thuận dù túng thiếu thế nào cũng không dám quên BÁNH TÉT, trước cúng gia tiên, ông bà lại cũng là món quà đặc biệt để tặng thân bằng quyến thuộc ăn chơi trong mấy ngày đầu năm. Theo sử liệu, bánh chưng hình vuông và dẹp, gói bằng lá dong rất thông dụng ở miền Bắc. Còn bánh tét là những đòn tròn, gói bằng lá chuối rất được ưa chuộng tại miền Nam. Cả hai đều làm bằng một thứ nguyên liệu giống nhau gồm nếp, nhân thịt, đậu.. Riêng bánh chưng miền Bắc có thêm thảo quả và dầu cà cuống nên bánh rất thơm ngon. Cả hai loại bánh trên đều xuất xứ từ thời Vua Hùng dựng nước, ngoài ra bánh còn mang ý nghĩa rất thiêng liêng về tập tính của dân tộc Việt, trong đó bánh dầy (tét) có hình tròn tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông là biểu hiệu của đất, nếp cùng nhân đậu, thịt mở là nhân sinh vạn vật. Sau cùng các lớp lá bọc bên ngoài mang ý nghĩa thâm sâu của người xưa, đó là sự đoàn kết đùm bọc của người trong một nước, cho dù ở hoàn cảnh nào, buồn vui, hoạn nạn hay hạnh phúc, đều phải sớt chia.
          Phan Thiết năm nao tuy không là một nơi chốn phồn hoa đô hội nhưng vẫn là miền thị tứ sầm uất, giàu có, quy tụ người khắp mọi miền đất nước. Vì vậy chuyện ăn uống trong ba ngày tết tại đây cũng đa dạng và cầu kỳ, không những trong giới người Việt mà còn có nhiều khác biệt giữa năm bang hội người Hoa tại địa phương.
Nhưng dù là ai chăng nửa, đối với người Việt, nồi thịt kho măng khô là quan trọng hơn hết. Vơí người Phan Thiết gốc Nam phần, thì nồi thịt kho tàu phải có nước dừa để ăn với dưa giá sống có trộn thêm cà rốt, lá hẹ, ớt sắt sợi và cuống củ cải. Thịt được dùng để kho phải là thứ thịt heo ba rọi vừa nạc vừa mỡ. Kho nồi thịt ngon ăn ba ngày tết, đòi hỏi phải có kỷ thuật làm bếp giỏi, sao cho lúc chín, phần nạc thì có màu đỏ au đẹp đẽ, còn lớp mỡ thì da phải nở ra thật mềm mại, có như vậy ăn liên tiếp trong mấy ngày tết vẫn không thấy ngán, trái lại nhìn tới đã thèm. Còn phải có mấy hủ củ kiệu muối với tôm khô loại lạt muối, để các bợm nhậu đưa cay trong khi chờ cao lương mỹ vị ngày tết. Riêng củ cải được dùng với bánh tét gói với bánh tráng mỏng tại các lò Phước thiệu Xuân, Cây Chôm, Xóm Luạ.
           Với các gia đình trung lưu, thì các bửa ăn tết luôn có món khổ qua dồn thịt bầm trộn với tôm quết nhuyễn, tuy vậy nhiều người cử vì sợ ăn rồi thì khổ quá suốt năm. Cũng do người Bình Thuận có gốc gác từ nhiều địa phương nên cái ăn cũng thật phong phú. Về món ngọt thì không làm sao tính hết, nào cốm, chè, xôi vị pha lá dứa hay lá cẩm. Còn mứt cũng đủ loại từ gừng cay, bí dòn, dừa thơm, cà chua cho tới hạt sen, chà là lạ miệng, món nào cũng ngon tuyệt cú mèo. Từ thập niên 70 về sau, người Phan Thiết gần như không gói bánh ít tại nhà, mà mua ở chợ. Hai bà Cửu Khói và Hai Nhan nổi tiếng nhiều năm về các loại bánh gói lá, kể cả bánh in Hải Dương, bánh bò bông, bánh bông lan và bánh sà lam gốc Duồng.
           Nhưng ăn uống cầu kỳ phải nói là người Huế sống rất nhiều tại đây, nhà nào tết cũng có chả lụa, chả quế, giò thủ, thịt dông chân giò hay thịt gà nấu dông. Tuy nhiên hấp dẫn hơn hết là món giả cầy của Bắc Hà. Đây là đặc sản Việt Nam nấu bằng giò heo cạo sạch lông, đem thui, chặt khúc nhỏ rồi nấu với riềng, mè.. tưởng tượng như đang ăn món "sống trên đời" lạ miệng, ăn hoài không thấy ngán.
           Riêng người Phan Thiết gốc Hoa cũng có nhiều khác biệt. Họ ăn uống theo phong tục cổ truyền của cha ông có từ bổn xứ. Do trên người Quảng Đông ngày tết thế nào cũng có lạc xưởng, thịt heo ướp ngũ vị hương loại hảo hạng có ướp rượu mai quế lộ, lạp xưởng gan heo, vịt khô lạp áp hay bắc thảo. Còn thêm lạp dục tức là món thịt heo ba chỉ cắt sọc từng dải phơi khô. Vịt khô, heo khô sẽ được hấp với gừng lát là nón ăn chính trong ba ngày đầu năm mới. Những nét đặc trưng của người Quảng Đông là cúng con gà mái vào lúc giao thừa, còn ngày mồng hai mở cửa hàng phải làm gà trống thiến. Với các nhà giàu, ngày tết còn thêm món bát bữu với bong bóng cá, tóc tiên, hạt sen, nấm đông cô, táo đỏ, củ năn và bún tàu. Để lai rai đưa cay dĩ nhiên chẳng bao giờ thiếu các món nhắm như tôm khô, hột vịt bắc thảo, củ cải muối và thịt đùi heo hun khói. Còn trên bàn thờ khắp mọi nhà thì luôn luôn có ổ bánh tổ, ngoài bọc giấy hồng điều có in bằng mực tàu mạ hoàng nhủ các chữ phúc hay là đại cát. Đặc biệt trong ba ngày tết, người Quảng Đông không giết vịt vì kiêng tiếng kêu cạp cạp mà họ cho là xui xẽo trong sự làm ăn. Đối vơí người Tiều, nhóm người Hoa đông thứ hai tại Phan Thiết, tuy cùng nằm trong tỉnh Quảng Đông nhưng ngôn ngữ của họ lại thuộc Hạ Môn, Phúc Kiến. Do trên giữa hai bang có nhiều khác biệt, nhất là phong tục, tập quán trong ba ngày tết. Trong khi ngưòi Quảng Đông không ăn vịt, thì ba ngày tết là dịp để người Tiều ăn vịt mà họ cho là lấy hên đầu năm. Món chính là vịt ram. Vịt sau khi làm xong, đem luộc vừa chín vớt ra, chặt thành miếng lớn rồi bỏ vào chảo mỡ đang sôi sùng sục. Riêng nước luộc vịt, được dùng để nấu xôi đậu phộng, ăn chung với thịt ram trên. Một số người Tiều lớn tuổi, ngày tết vẫn còn giữ phong tục dùng các món thịt ngỗng, vịt, đầu heo muối hun khói xác mía. Tóm lại món ăn của người Phan Thiết trong ba ngày tết năm xưa trước 1975 khi nhớ lại bánh tổ chiên, bánh tét giòn, cá thu kho ăn với dưa món. Rồi còn chả tôm, tré, nem, giò lụa.. bao nhiêu món ngon vật lạ của một thời quê hương hạnh phúc.

4- Hái lộc đầu xuân:
          Ba trăm năm thành lập, ngoài việc duy trì và bảo quản nguyên vẹn các di tích cổ truyền của vương quốc Chiêm Thành, người Bình Thuận còn phát huy nền văn hoá Đại Việt mà tổ tiên đã mang tới từ Thuận Quảng. Đó là các công trình kiến trúc chùa, đình, dinh, vạn.. dù nay đã trải qua bao đổi đời thê thiết của thời cuộc, may mắn một số lớn vẫn còn nguyên vẹn trong sự bao che, bảo vệ của Việt Nam Cộng Hòa suốt thời kỳ bom đạn. Chung trong nền văn hoá đặc thù dân tộc, có tục hái lộc đầu năm rất được người Phan Thiết ưa thích và mến mộ. Tuỳ theo quan niệm và ý thích, mọi người có thể xuất hành ngay sau giao thừa, hoặc sáng mồng một tết nhưng dù có chọn giờ nào chăng nửa, thì cũng chung mục đích là mơ ước sang năm mới được an bình, hạnh phúc và thắng lợi.
           Phan Thiết quê tôi, mãnh đất cuối cùng của miền Trung nước Việt, chói chang cát trắng và năm tháng chào đón gió biển lồng lộng. Thành phố của cá mực, nuớc mắm, dinh vạn, chùa chiền, của hát chèo, đua ghe, múa rồng, thỉnh ông đi chơi và ăn uống no say trong ba ngày tết. Tất cả bây giờ chỉ còn là một kỷ niệm. Năm nay cũng như bao mùa xuân qua, ta lại ăn tết xa nhà. Trong cái rét căm căm nới xứ người, chợt nhớ quay quắt những tết năm xưa cùng ai đi chùa hái lộc giữa cảnh vắng mù sương, chỉ còn có tiếng sóng biển từ xa vọng về.
           Tuy khắp thành phố có nhiều chùa lớn và đẹp như các chùa Ông, Bà, Phật học, Bình Quang, Chùa Cát, Vạn Thiện, Thủy Tú, Nam Nghĩa.. nhưng vì số người đi lễ chùa và hái lộc quá đông, nên nơi nào cũng tấp nập nam thanh nữ tú, quang cảnh thật vui vẽ. Quanh năm suốt tháng làm việc vất vả, việc tết nhất cũng đã lo xong, nay có dịp nên ai cũng muốn đi vãng cảnh chùa, trước là để cúng Trời Phật, sau tìm một chút an bình cho tâm hồn, bởi vậy ai cũng thích chọn thời điểm giao thừa hay gần sắp sáng cho tinh khiết.. Ngày tết nên gì cũng mới hết kể cả sự giao tiếp. Trên mọi nẽo đường xe cộ tấp nập đông đảo. Hai vĩa hè cũng rộn rịp khách bộ hành, các cô các bà áo dài đủ màu tha thướt còn đàn ông con trai thì vận âu phục tươm tất, thỉnh thoảng có một vài cụ chít khăn đống, vận áo dài the. Nhưng lăng xăng nhất vẫn là lủ trẻ trong các bộ quần áo mới xúng xính, la hét vui cười, khiến kẻ bàng quang cũng cảm thấy hạnh phúc lây. Chùa chiền sáng rực ánh đèn, trong lúc người lớn kính cẩn làm lễ Phật, thì bên ngoài bọn trẻ nao nao chờ hái lộc. Cây không cao lắm, vừa vặn với tầm tay của người lớn, khắp nơi tô điểm bằng những bao lì xì đỏ thắm, treo trên các nhánh cây vừa trổ lộc xanh mơn. Nhiều người Hoa ở Phan Thiết năm xưa khi đi hái lộc đầu năm ở chùa Ông, thay vì hái lộc cây, họ lại mang về nhà hương lộc, tức là những cây nhang dài và lớn vừa cúng ở chùa xong, còn cháy dang dở vội mang về cắm ở bình nhang trên bàn thờ nhà mình.
           Có còn hay không những đêm giao thừa mộng mơ trên quê hương yêu dấu? năm mới mặc áo mới đi bên nhau để được em khen là diện ghê. Còn em áo dài trắng ngoài khoác áo lạnh màu thiên thanh, đã đẹp lại càng thêm đẹp, làm sao ai có thể hững hờ.

5- Bài Chòi trong ba ngày tết:
          Trước năm 1975, trong những dịp tết, người Phan Thiết hay tổ chức đánh bài chòi tại Xóm tỉnh (Phú Tài), Đức Nghĩa, Khu 1 Bình Hưng.. kéo dài suốt ba ngày đầu năm, có hát bội phụ hoạ. Địa điểm chơi bài thường là khu đất rộng, nằm trên đám ruộng khô hay con đường hẻm rộng như tại Bình Hưng, để tiện việc cất những chòi cao, có bậc thang lên xuống, bao quanh một sân khấu nhỏ trống trải. Bài chòi có hai bộ, một để tại sân khấu rút thăm hô thai, còn bộ kia thì chia đều cho các chòi con trong số 29 con bài.
           Bài chòi xuất phát từ Bình Định nhưng vào tới Bình Thuận thì cách chơi cũng biến chất. Tại Phan Thiết, nhà con mua vé rút thăm lấy ba con bài, rồi leo lên chòi cao có để một cái mõ gỗ dùng báo hiệu. Trên sân khấu, người hô thai mặc quần áo hát bội, biểu diển theo con bài được rút từ trong ống, với các bài bản có sẵn nói về tên của các con bài như nhất trò, nhì nghèo, ba bụng, tứ giống, năm dây.. Chòi nào có con bài trùng thì gỏ ba lần mõ báo hiệu và ai trúng đủ ba cặp thì thắng cuộc.. cứ thế tiếp tục chơi cho hết ba ngày tết rất vui vẽ. Trước năm 1975, người thắng ngoài tiền, còn được thưởng trầu rượu và một tràng pháo chuột, nên ai cũng muốn tham dự nhất là người xóm biển.
 
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2017
MƯỜNG GIANG

Monday, January 23, 2017

Giao thừa

Hôm nay 23 tháng chạp, tối qua nhiều người đã cúng tiển đưa Ông Táo về trời. Cái tục lệ này không những mang dấu ấn tâm linh của người xưa để lại mà còn là một thời khắc đánh dấu Tết sắp đến, năm cũ đi vào những thời khắc cuối cùng để chuyễn giao năm mới, mọi người đang chuẩn bị đón tết. Riêng tôi, mỗi khi đến tết tôi luôn chạnh lòng và nhớ khắc khoải những ấm nồng của lễ cúng giao thừa của gia đình mà chắc rằng trong suốt quãng đời còn lại của cuộc sống tôi sẽ không bao giờ có lại được. Chuẩn bị đón năm mới xin mời các bạn cùng chia sẻ với tôi một thoáng hương nồng của dư âm đêm giao thừa.
Vào những ngày cuối năm khi không khí đón tết đã làn tỏa khắp phố phường, ba tôi tất bật chuẩn bị sữa sang lại các bàn thờ trong nhà và trong đó bàn thờ cúng giao thừa luôn được ba tôi chuẩn bị chu đáo.
Ngày xưa khi Ba tôi còn tại thế, gia đình đông đủ, lễ cúng giao thừa thật trang nghiêm. Ba tôi có một quy định thật chặt chẻ mà không ai được có ý kiến khác là vào giờ khắc đầu tiên của năm mới, tất cả mọi người trong gia đình đều phải có mặt để cúng giao thừa. Trên căn gát nhỏ, trước bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên, cái bàn đẹp nhất của gia đình được bày biện với đầy đủ hoa quả và tất nhiên không thể thiếu các món mức, cốm ngày tết. Mọi thứ đã sẳn sàng, ba tôi áo quần tề chỉnh, ngồi chờ thời khắc thiêng liêng của đất trời. Khi tiếng chuông đồng hồ thong thả đếm từng tiếng và pháo bắt đầu nổ giòn ngoài đầu ngỏ, ba tôi trịnh trọng thắp ngọn nến và trong khói hương nghi ngút, Người nhẹ nhàng khấn vái. Sau lưng ba tôi, mẹ tôi cùng anh chị em tôi nghiêm trang hướng lên bàn thờ vái lạy. Trong khói hương, cái hương thơm dịu dịu quyện với hương trầm dù đã nhiều năm qua nhưng không làm sao tôi quên được không khí ấm cúng đoàn tụ của gia đình trong ngày đầu năm mới.
Chiến tranh ngày càng khốc liệt, anh tôi vào lính, em gái tôi có chồng, gia đình tôi thiếu vắng dần và lễ cúng giao thừa đã trống vắng nhiều hơn, Đêm giao thừa, sau lưng Ba tôi, tôi lắng nghe lời khấn nguyện ba tôi như đượm buồn hơn xưa và tôi tin rằng trong lời khấn nguyện đó, Ba tôi chắc chắn sẽ không thiếu lới cầu nguyện cho gia đình được họp mặt đầy đủ.
Ba tôi qua đời, Mẹ tôi vào khoảng khắc thiêng liêng đó, thay ba tôi khấn nguyện gia tiên. Gia đình chỉ còn lại hai anh em chúng tôi, quỳ bơ vơ côi cút bên Mẹ. Cái không gian trước bàn thờ như rộng hơn và trong lời khấn đứt đoạn tôi nghe cả tiếng khóc nghẹn lời của Mẹ.
Rồi Mẹ tôi mất, tôi lại tiếp tục làm công việc của Ba Mẹ tôi ngày xưa, nhưng khác với trước, gia đình đông đủ, giờ thì chỉ có mình tôi trơ trọi, anh chị em tôi do hoàn cảnh, cuộc sống đã không về được Các con tôi đứa có gia đình riêng, đứa thì xin phép ra ngoài đón giao thừa và hình như trong lòng của lớp trẻ hôm nay, cái không khí ấm cúng, gia đình đoàn tụ trong ngày đầu xuân hình như đã bắt đầu xa lạ trong suy nghỉ của chúng.
Hương nhang nhạt nhòa, giao thừa lặng lẻ đi qua không có tiếng pháo, không gian thật tỉnh lặng. Trong tôi chỉ còn lại dư âm ngày xưa với di ảnh Ba Mẹ tôi chập chờn trong khói nhang ngày tết, mỗi năm lễ cúng trong đêm Giao thừa lòng tôi lại xót xa với những nhớ thương về ngày xưa năm cũ.


Phúc Huỳnh Gia PBC71 Facebook 

Saturday, January 21, 2017

Xuân về lại nhớ Cụ Phan Bội Châu, qua những Tết tha phương nơi hải ngoại.

 Dân tộc VN có nền văn hiến lâu đời, luôn tự hào về truyền thống bất khuất của mình, vì vậy qua bao thế hệ đã cố gắng gìn giữ những lễ nghi tập quán tốt dẹp của ông cha truyền lại. Một trong những mỹ tục thiêng liêng trọng đại nhất, có ý nghĩa tinh thần và tình cảm trong đời sống của người VN xưa nay, vẫn là những ngày Tết Nguyên Ðán. Ðây là dịp để mọi người xa xứ vì bất cứ một lý do nào, cũng mong muốn có cơ hội được trở về để cùng gia đình đoàn tụ, lễ bái, hàn huyên, đổi trao mặn nồng ấm lạnh với nhau, trước bàn thờ tổ tiên, trong niềm hạnh phúc diễm tuyệt, không cần biết là giàu nghèo. Ai đã từng sống ly hương, mới biết thế nào là những giây phút chạnh lòng, giữa đêm ba mươi Tết buồn thảm lạnh căm ở một phương trời nào đó, để nhớ tới quê làng, cố quận,rồi òa khóc trong cô đơn ngậm ngùi, mà lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.

Trời hởi xuân về thương với nhớ
ngồi đây mà ngóng tết xa mờ
quán khuya vắng bóng người muôn dặm
tiếng sếu càng thêm mộng ngẩn ngơ

Giờ đâu còn đủ giòng dư lệ
để khóc mùa xuân lạc bến chiều
nhớ mẹ nên buồn rầu mộng mị
những ngày tết nhỏ vẹn thương yêu

          Ly tán muôn đời vẫn là niềm đau của nhân thế, tha phương trong đêm trừ tịch lặng nhìn thiên hạ vui vầy đoàn tụ bên trong song cửa, là nổi hận hờn đứt ruột vỡ tim, cho dù là ai chăng nữa cũng thế thôi. Ðầu năm 756 sau Tây lịch, kinh thành Trường An chìm trong khói lửa mịt mù vì An Lộc Sơn làm loạn, Ðường Huyền Tông dắt Dương Quý Phi chạy vào đất Thục hiểm trở muôn trùng để lánh giặc. Trong lúc vua thảm buồn hết đứng lại ngồi, ngóng đếm từng giọt mưa xuân rả rích xé ruột nơi hành cung lạng ngắt, sau khi vì đại cuộc phải ngoảnh mặt, để tướng sĩ hạ sát người mình yêu dấu.
           Cũng thời gian ly loạn đó, Tiến sĩ Ngự Sử Ðài Trương Kế vì không theo kịp hộ giá nhà vua, nên lưu lạc xuống tận Giang Nam. Ðêm kia chiếc thuyền con của người ly xứ tạm ghé Bến Phong Kiều, ngoại thành Ngô Huyện thuộc tỉnh Giang Tô. Trong cảnh thê lương muôn trùng bát ngát của sông nước, non cao sừng sững và làn mây trắng xóa trôi giạt chẳng biết về đâu, khiến khơi động nổi thương tâm u hoài chất chứa trong tâm khảm của thi nhân. Người buồn lại gặp luc trăng xế bóng mờ, thêm vào là tiếng quạ ăn đêm kêu rên thống thiết, đâu khác những lời rên nghẹn của dân nước lầm than, trong thời ly loan. Những cây bàng ven sông, lao xao trước gió,, qua ngọn lửa thuyền chài leo lét mờ nhạt trong đêm vắng, đâu khác nào những bóng ma trơi nỉ non than oán. Rồi giữa lúc thành Cô Tô đang chìm trong cơn mộng mị, bỗng nhiên đâu đó lại vang lên mấy hồi chuông chùa Hàn Sơn thanh thoát, từng tiếng nhặt khoan như muốn xoa dịu nổi muộn phiền của người ly xứ, trong cơn ly loạn :

“ Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đốt sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thành đáo khách thuyền
( Phong Kiều da bạc, Trương Kế)

          Hạ Trí Chương (659-744), người Cối Kê tỉnh Chiết Giang bạn của Lý Bạch, nguyên Công Bộ Thi Lang đời Ðường, kiêm Học Sĩ Tập Hiền Viện. Làm quan 40 năm từ chức trở lại quê nhà sau bao ngày xa cách.Trước nổi bể dâu trầm thống, đã viết Hồi Hương Ngẫu Thư, lời lẽ vô cùng thảm tuyệt, khiến cho ai đang sống trong nổi ly xứ, cũng không nén được giọt sầu :

“ Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Mục đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai “

          Trương Kế, Hạ Trí Chương hay chính ta ngày xưa vì nghiệp lính, có buồn rầu xa xứ những tết tha phương, những đêm xuân lạnh nơi đồn canh biên tái thảm tuyệt nhưng dù gì thì cũng vẫn còn được ở trong nước, để mà vui lây gíó bãi trăng ngàn, hương đồng cỏ nội và chút hơi hướng của thôn làng. Nhưng hận thảm nhất, vẫn là những người vì nước đã không kể gì tới mạng sống, liều mình trực diện đối mặt với giặc, nên phải vướng vào tù ngục. Và trong lúc thiên hạ vui vầy bên tiệc rượu ngâm thơ vịnh nguyệt, hả hê vui xuân đón Tết hay son phấn, áo quần, rủng rỉnh tiền vàng về quê nhà vinh qui bái tổ, thì những nam nữ dũng liệt của dân tộc Việt bị sa cơ, giữa bốn bức tường lạnh trong hàng song sắt đếm giọt mưa đêm đất khách, mà uất hận nhìn quê hương trong vùng giặc chiếm vẫn tang tóc não nùng .Rồi càng thêm tủi thẹn, trước thói đời cứ bon chen lợi bùn danh xú, ngày nọ tháng kia không biết mệt khi khạc nhổ vào nhau, để được người đời biết tên nhận mặt :

“ Ðêm khuya mờ bóng ngựa hồng
Hận liền ba mãnh, sầu đong một bề
Những ai đi có không về
Bên cầu Tư Mã, trăng thề còn đây
năm năm những tháng những ngày
nằm trong ngục lạnh vẹn vầy núi sông “
( Trúc Khanh )

          Bổng chợt thương kính Phan Bội Châu vô vàn. Hơn một trăm năm trước (1905) , ông bắt đầu bỏ nước xuống tàu tới Hương Cảng rồi sang Nhật Bản. Cũng từ đó mải miết bôn ba khắp các nẻo đường hải ngoại, gõ cửa thiên hạ để tìm kiếm phương tiện vật chất và tinh thần, mưu toan công cuộc đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi non sông đất Việt. Vì thế gần như cả đời người chiến sĩ cách mạng, làm sao có thể yên bụng để mà vui xuân đón tết ? Rồi bất hạnh ập tới, năm 1925 lại bị hai tên Việt gian Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) và Lâm Ðức Thụ, mà hầu hết sử liệu trong và ngoài nước đều xác quyết là thủ phạm đã chỉ điểm cho mật thám Anh-Pháp bắt tại tô giới và giải về Hà Nội để tử hình . May có quốc dân VN cực lực chống đối, vì vậy chỉ bị giặc giam hãm phần đời còn lại tại Bến Ngự, Huế, tới khi mãn phần vào năm 1940. Trong cảnh cá chậu chim lồng nhân ngày Tết năm 1927, một mình thui thủi ngóng quán gió cầu sương ở chốn quê người buồn cho thân phận nhược tiểu, Phan Bôi Châu có làm bài hát nói, gữi chúc mừng thanh niên cả nước :

“ Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng !
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẽ đã từng chua với xót
Chữ rằng ‘ nhật nhật tân, hựu nhật tân ‘
Dậy ! dậy ! dậy !
Bên án tiếng gà vừa gáy..

          Hỡi ơi lời chúc Tết của người chiến sĩ Quốc Gia, thời nào cũng buồn tủi não nuột, khiến cho ai nghĩ tới cũng đứt ruột đau lòng.

1-PHAN BỘI CHÂU , MỘT ÐỜI VÌ NƯỚC :
          Từ đầu thế kỷ XX, phong trào chống thực dân Pháp nổi lên khắp nơi trong nước với hai phái ôn hòa và chủ trương dùng vũ lực nhưng cả hai đều muốn duy tân đổi mới đất nước mọi mặt theo gương Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bổn lúc đó, được coi như ngon đuốc dẫn đường của các quốc gia Á Châu đang bị bọn thực dân da trắng đô hộ. Tiêu biểu cho hai phái trên là Phan Chu Trinh (phái Duy Tân) và Phan Bội Châu lãnh tụ phong trào Ðông Du, tìm phương tiện đánh đuổi Pháp ra khỏi nước. Tại Nam Kỳ, tinh thần yêu nước của mọi người cũng sôi nổi bành trướng mạnh mẻ, không những trong hành động mà còn thể hiện trên báo chí, một sự thống nhất kỳ lạ ở nội dung tư tưởng và hình thức thi pháp, với những tên tuổi Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diệu, Trần Chánh Chiếu, Hoàng Hưng..
          Bấy giờ cả nước như đang cuồng nộ với phong trào ái quốc, lan rông từ Bắc vào Nam. Ðối với dân tộc Việt bao đời, với truyền thống yêu nước, nên lúc nào máu chảy ra từ cơ thể con người, cũng vẫn là dòng máu hiến dâng cho đại nghĩa dân tộc. Phan Bội Châu cũng vậy, từ thuở nhỏ qua tên Phan Văn Sơn, đã hấp thụ được bao điều nghĩa nhân ái quốc và cũng đã chứng kiến cảnh quốc phá gia vong. Nên dù chỉ mới 17 tuổi nhưng tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu đã bộc lộ quá rõ ràng khi viết bài hịch ‘ Bình Tây Thu Bắc ‘ lại đem dán ở gốc đa đầu làng, hô hào mọi người tham gia phong trào Văn Thân chống Pháp.. Năm Ất Dậu 1885, Tôn Thất Thuyết nửa đêm mở cửa thành tấn công giặc Tây bị thất bại. Từ đó vua Hàm Nghi xuất bôn, dùng máu viết huyết thư kêu gọi toàn dân đứng dậy tham gia phong trào Cần Vương cứu nước. Hưởng ứng chính nghĩa trên, Phan Bội Châu hô hào bạn bè trang lứa trong làng gia nhập đội Thiếu Sinh Quân đánh giặc. Lại viết Song Tuất Lục để ca tụng tinh thần chống Pháp của Sĩ phu đất Nghệ, đang tham gia phong trào Văn Thân chống giặc Tây.
           Tất cả đã nói lên con người hào kiệt Phan Bội Châu, nên ông đã bị cấm thi cho tới năm 1900 mới được thi lại và đổ Giải Nguyên tại Nghệ An. Nhưng không như hầu hết kẻ đương thời, tiếp tục lao vào con đường thi cử để tìm vinh hiển phú quý trong chốn quan trường. Trái lại Phan Bội Châu chỉ biết bôn ba xuôi ngước khắp nơi tìm đồng chí, để mưu toan việc chống Pháp cứu nước. Năm 1904 ông cùng Nguyễn Hàm lập Duy Tân Hội , tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể thuộc dòng Ðông cung Nguyễn Phúc Cảnh, làm minh chủ và nhận lệnh bí mật sang Nhật năm 1905, phát động phong trào Ðông Du,gây dựng cơ sở để đưa các nam nữ thanh niên yêu nước ra hải ngoại học hỏi tinh hoa của người, đồng thời tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí để chuẩn bị tổng tấn công, đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi non sông gấm vóc Hồng-Lạc..
          Trên đất Nhật, Phan Bội Châu dùng thơ văn nồng nàn thắm đượm như Hải Ngoại Huyết Thư, Kính Cáo Toàn Quốc Phụ Lão Văn, Thư Gửi Phan Chu Trinh, Ai Cáo Nam Kỳ Phụ Lão Thư, nhưng có tác động sấm sét, không thua gì cơn cuồng phong bảo nộ, ảnh hưởng tâm hồn quốc dân cả nước tỉnh giấc Nam Kha, không còn quan niệm nhỏ nhoi coi việc nước là của quan quyền, chứ không phải của chính mình, nên cứ thờ ơ trốn trách nhiệm.. Ông còn viết VN quốc sử (1905), VN quốc sử khảo (1908), để giới thiệu gấm vóc và dân tộc Việt oai hùng dũng liệt với các chính khách Trung Hoa, Nhật Bản đương thời.
           Qua những hoạt động đấu tranh vô cùng hiệu quả của Phan Bội Châu, Cường Ðể và các thanh niên trong phong trào Ðông Du tại hải ngoại, khiến thực dân Pháp thực sự khiếp sợ, nên chúng đã đem quyền lợi của thuộc điạ Ðông Dương, để chia phân với Nhật Bổn, yêu cầu trục xuất tất cả những nhà cách mạng VN đang hoạt động ở đây. Cùng từ đó, Phan Bội Châu sống đời vong quốc của một nhà cách mạng, bôn ba hết đất Tàu tới Xiêm, chỉ mong tìm đồng chí, đồng tâm, giải cưú quốc dân đang sống nhục nhã dưới gót giầy nô lệ của giặc Tây, rửa mỗi nhục nhược tiểu của nước Việt trong cơn quốc biến.
           Rốt cục mộng lớn chưa thành đạt, thì năm 1925, trên đường tới Quảng Châu viếng mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái thì bị mật thám Pháp-Anh tại tô giới , qua sự chỉ điểm của đám Việt gian lúc đó, bắt giải về nước và sống kiếp chim lồng cá chậu tại Bến Ngự (Huế ), cho tới lúc qua phần vào năm 1940. Ông mất vào ngày 20 tháng 10, trong nổi thê lương, trầm thống như hầu hết những anh hùng liệt nữ bao đời, vì nước coi nhẹ lợi danh phù phiếm , sồng buồn chết lẽ loi, nên đám tang vắng vẽ, còn báo chí vì sợ bạo quyền phải câm nín.Cuối cùng chỉ có mật thám Pháp vây bủa khắp mọi nẻo đường, để chào mừng người quá cố đi vào cõi trăm năm.
           Trên con đường cách mạng cứu nước, Phan Bội Châu đã từng thay đổi nhiều lần phương hướng hoạt động đấu tranh nhưng tuyệt đối bản sắc Sào Nam Tử không hề lẫn lộn với bất cứ ai, dù đó là Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền.. Là người có ý chí sắt đá, Phan Bội Châu luôn mạo hiểm quả quyết, lúc nào cũng tự tin là bất cứ ai, nếu muốn làm việc gì đó, thì không có việc gì là không thể làm được. Nhưng dù là một nhân vật lớn của thời đại, Phan Bội Châu không bao giờ có hành động độc tài, tư tưởng độc đảng và tâm tư hoài vọng tới cuộc sống riêng mình, mà luôn lắng nghe dư luận, để cầu tiến đổi mới theo tình hình chính trị đương thời và gần như cắt đứt những gì của riêng mình, để chỉ nghĩ tới đại nghĩa dân tộc mà thôi.. Ðó chính là nét độc đáo của lãnh tụ Ðông Du, luôn phục thiện, dám làm, luôn đi đầu và cam chịu hy sinh thân phận của mình để mưu cầu chính nghĩa, ngay từ lúc còn niên thiếu, cho tới khi tóc đã bạc cả mái đầu :

“ Mò tìm quên quách chòm râu bạc.
Bảy chục còn nghi tuổi mới ba “.

          Nghệ An-Hà Tỉnh, một trong 15 bộ của Văn Lang từ thời Tổ Hùng dựng nước. Trong dòng sử của dân tộc là đất ngàn năm văn vật, quê hương của những tài danh văn học kiệt hiệt Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Trường Tộ. Chính khí thiêng sông núi sau này đã tạo nên những con người bất tử Phạm Hồng Thái, Ðặng Thái Thân, Ðặng Thúc Hứa, Trần Hữu Lục, Hoàng trọng Mâu, Cao Thắng, Phan Ðình Phùng và Phan Bội Châu. Chính điều kiện lịch sử và xã hội ảnh hưởng đến con người xứ Nghệ, quá can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến cá gỗ.
           Những đặc tính đó đã ảnh hưởng tới nhiều người ngang tàng, nghệ sĩ như Nguyễn Hũu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ hay tạo nên cái hùng tráng sấm sét, của những câu thơ luôn dậy sóng muôn trùng của Phan Bội Châu. Cái chất anh hùng hào kiệt trong thơ văn của ông ngay từ lúc chưa xuất dương, đã nói tới khí phách của giới trí thức VN đầu thế kỷ XX, tuy hình thức vẫn sử dụng các thể thơ cổ xưa như thất ngôn bát cú, hát nói.. nhưng nội dung đã khác biệt thuở xa xưa, vì tư tưởng không còn tôn quân hay tri thiên mệnh, mà chỉ thấy nói tới dân vi quý , nước vì dân mà có, thì dân cũng vì nước mà lo . Tư tưởng này 100 năm sau, cũng đã được Cố Tổng Thống đệ nhị VNCH Nguyễn Văn Thiệu nhắc lại với lời lẽ thiết tha thắm đượm “ Ðất nước còn thì còn tất cả “.Ý ông muốn nói ‘ nước có được là do mọi người chung sức tạo thành, nên còn nước thì còn những gì hiện tại và sẽ mất tất cả khi nước không còn’.

“ Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển đời
Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, đọc cũng hoài “

          Tóm lại với Phan Bội Châu, trách nhiệm của người hào kiệt trước nhất là phải ý thức, biết tự mình làm chủ đất nước, say mê hành động, không bao giờ được trốn tránh bổn phận để làm một kẻ ẩn dật đứng bên lề xã hội như kẻ tha nhân vô tình, sống ký sinh vào mồ hôi máu mắt của người khác. Trong lúc Phan Chu Trinh cả đời bài phong kiến, chống thực dân nhưng vẫn muốn cậy vào cái văn minh của Tây để duy tân đất nước. Trái lại Phan Bội Châu đã thẳng thừng tố cáo trước quốc dân cái dã tâm của bọn thực dân da trắng, xâm lăng nước Nam chỉ để vơ vét bốc lột, những cái gọi là văn minh khai hóa, chỉ là lớp son phấn bên ngoài, nhưng thực chất là chỉ ở đâu, chứ không bao giờ thấy có được nơi bản điạ :

“ Trường Quốc Học, đặt tên là Pháp-Việt
Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây
hoặc : “ Nó nuôi mình như trâu, như chó
Nó coi mình như cỏ như rơm
Trâu nuôi béo, cỏ coi rơm
Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu “

          Tuy vậy ngày nay, khi nhắc tới các biến cố lịch sử trọng đại đầu thế kỷ XX, các sử gia vẫn xem sự kiện Phan Châu Trinh đề xướng dân chủ để thay thế thể chế quân chủ, như một bước ngoac quan trọng trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Riêng Phan Bội Châu trong tân phái (Duy Tân Hội) lúc đầu vẫn chủ trương quân chủ lập hiến, nhưng đồng thời ông cũng nhiệt liệt ủng hộ lập trường dân chủ của Phan Tây Hồ. Sau này , qua những tháng năm bôn ba nơi hải ngoại, tư tưởng đấu tranh của Sào Nam càng lúc càng thay đổi rõ rệt. Chẳng những Ông đề xướng quan niệm dân chủ của Phan Châu Trinh, khi nhấn mạnh sự quan hệ giữa người dân, đối với chủ quyền của đất nước, mà còn tiến tới sự kết hợp giữa đấu tranh dân chủ, trong đó có vấn đề nhân quyền, dân quyền trong đời sống chính trị và sự đấu tranh giành độc lập.
          Sự khác thường của hào kiệt Phan Bội Châu là chẳng bao giờ độc tôn dành quyền một mình chống Pháp, bởi thế ngay từ lúc nhập cuộc, khi viết Hải Ngoại Huyết Thư gửi về nước để hô hào toàn quốc chống Pháp, ông đã minh định một cách rõ ràng về trách nhiệm, thuộc về ai khi làm non sông bị rơi vào tay giặc Pháp nhưng cũng không quên nhắc tới trách nhiệm phục quốc sẽ thuộc về ai. Từ tư tưởng của Phan Bội Châu đã cho chúng ta một ý niệm rõ ràng, đó là đất nước là của chung mọi người VN, bao gồm chánh quyền(Vua quan) và người dân. Do đó muốn cứu nước, đừng mong gì nơi nha cầm quyền, mà chính người dân phải tự mình chia nhau nhận lãnh trách nhiệm :

“ Nếu cả nước đồng lòng như thế
Việc gì coi cũng dễ như không
Không việc gì việc không xong
Nếu không xong quyết, là không có trời “

          Mấy ngàn năm qua, non sông Hồng Lạc đâu có thiếu anh hùng liệt nữ và cũng nhờ vậy mà đất nước mới tồn tại đến hôm nay. Cái thảm tuyệt mà đời nào cũng có, đó là sự thiếu đồng tâm, đồng chí, khiến cho sức mạnh của dân tộc bị mất mát, tạo cơ hội để ngoại nhân xâm lấn, làm phương tiện cho lũ cầm quyền thối nát bán buôn đất đai biển đảo mà tiền nhân đã đổ xương máu gầy dựng. Từ năm 1925-1940 bị giặc Pháp bắt và giam lỏng tại Huế nhưng ý chí sắt đá của người hào kiệt trí thức Phan Bội Châu vẫn không sút giảm, dù đang sống trong tử địa. Ông viết :
“ Sống không trừ được mối lo thiên hạ, chết không rữa được thù ý trung. Mối giận dằng dai , sông Cả núi Hồng muôn thuở đó.
Hý cuộc trước đã sắp đến tàn vũ đài sau chính đang sắp dựng. Thúc người sôi sục , gió Âu mưa Á tám phương dồn “.
           Ôi còn gì cao quý hơn, trong khi cái chết gần kề nhưng Phan Bội Châu đã không hề quan tâm tới mạng mình khi viết lời tuyệt mệnh, mà chỉ lo lắng cho cuộc tồn vong của đất nước và sinh mạng của những đứa con thân yêu VN đang tiếp tục ngăn chống giặc thù. Xưa nay cuộc đời của những người dấn thân vì nước, đều mnag chung nổi bất hạnh cuối đời, nếu không lên máy chém hay chết mòn trong ngục lạnh, thì cũng bị nghèo đói bệnh tật bủa vây như cảnh sống éo le đắng cay của Phan Bội Châu, trong gian nhà nhỏ , chẳng kín trên bền dưới “ Ngoài rèm nguyệt xế mây lai láng. Bên án đèn khua gió hắt hiu. Căng dù ngồi giữ vài chồng sách. Ðội nón ra xem mấy khóm cây “.Tự do cho đất nước đã không dành được mà còn vướng thân tù ngục, Phan Bội Châu xứng đáng là hào kiệt nước Nam, một đời vì nước
          Là một con người tài hoa, Phan Bội Châu không những là một thi nhân vang danh bốn biển với hàng trăm bài thơ đủ loại, từ ca tụng gió trăng mây nước hữu tình, cho tới những đề tài cảm hoài, tức sự, trào phúng và gửi gấm nổi niềm tâm sự của trang hào kiệt trong cơn đất nước ly loạn, dân chúng khổ hận dưới ách nô lệ của thực dân Pháp. Ngoài ra Ông còn là một nhà văn lớn, có nhiều tác phẩm giá trị, để lại trong kho tàng văn học nước nhà, được đánh giá như là gạch nối giữa nên văn chương bác học của các nhà nho khoa bảng đương thời và một văn nghệ sĩ mang tư tưởng hiện đại. Tất cả bàng bạc qua những vở tuồng truyện, tiểu thuyết như Trưng Nữ Vương, Trùng Quang tâm sử, Tái Sinh Sinh, Chân Tướng Quân, Pham Hồng Thái. Nói chung văn chương của Phan Bội Châu, dù viết dưới hình thức nào chăng nửa, thì cũng vẫn là những câu chuyện nói về những người yêu nước, qua bao thế hệ nối tiếp hy sinh trong công cuộc chống giặc Pháp, nhất là đối với những chiến sĩ đã sát cánh cùng ông, qua những nẻo đường lưu vong ở Nhật Bản, Thái Lan, Trung Hoa. Cũng từ đó, ngày nay ta mới cảm thương cho những nam nữ đất Việt, chỉ vì nghe theo tiếng gọi cứu nước, nên đã bỏ tất cả, để dân thân vào phong trào Ðông Du, đầy bi thãm hùng tráng. Tất cả từ những con chim đầu đàn như Cường Ðể, Phan Bội Châu.. tới những đảng viên vô danh, đều chịu đủ biển thống khổ của đời người chiến sĩ, lần lượt kế tiếp nhau hy sinh ngả gục, vì sự khủng bố của mật thám Pháp, giặc Tây, sự ngược đãi của nhà đương cuộc Nhật-Tàu, bệnh tật đói rét thường xuyên và ngàn trăm bất hạnh.
          Hơn tám mươi năm bị Pháp đô hộ, lịch sử thống trị của thực dân cũng đồng thời là lịch sử của cuộc kháng chiến không ngừng của toàn dân Việt, dù có thay đổi giai cấp lãnh đạo, từ phong trào Văn Thân, Cần Vương, Duy Tân, Ðông Du.. thì cũng chỉ với một mục đích không bao giờ thay đổi, đó là quyết tâm đánh đuổi cho bằng được giặc Pháp ra khỏi non sông đất Việt, dành lại độc lập cho dân tộc và tiến bộ xã hội. Ngay từ đầu thế kỷ XX, chính Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.. là những người đầu tiên đã sử dụng văn học làm vũ khí, để cổ vũ tuyên truyền tinh thần yêu nước của toàn dân. Chẳng những thế, chính Phan Bội Châu cũng là người đâu tiên đã dùng hát nói vào dòng thơ văn chính trị, vốn là một nghịch lý và chẳng bao giờ xảy ra từ cuối thế kỷ XIX trở về trước. Tuy cùng là những văn nhân tài tử nhưng tư tưởng diễn đạt trong các bài hát nói quen thuộc của Phan Bội Châu gần như khác biệt với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh và Tản Ðà. . dù tất cả đều thể hiện được nét đẹp ngang tàng phóng khoáng.
           Với Phan Bội Châu khi sử dụng thể hát nói (27 bài) , qua cái hùng tâm tráng chí của người hào kiệt , làm cho người đọc cảm thấy rất gần gũi với nét nho phong tài tử của Nguyễn Công Trứ :

“ Ðãn ngôn vũ trụ giai ngô sự
Khẳng dữ giang sơn phó bĩ cường
(Ðã nói trong vũ trụ đều là của ta
Chẳng lẽ lại đem núi sông phó mặc cho kẻ mạnh , Khuyết danh ).

          Ðây cũng chính là những khái niệm mới mà Phan Bội Châu và các đồng chí yêu nước sử dụng để tuyên truyền trong khi chống Pháp, khơi gợi tinh thần dân tộc, giống nòi.. qua những câu thơ dậy sóng. Tóm lại Phan Bội Châu là bậc hào kiệt muôn đời , sống mãi trong dòng sử của dân tộc, luôn nhận lãnh trách nhiệm trước quốc dân, nên hát nói của Ông không bao giờ dùng để hành lạc như kẻ đương thời, không có mùi vị trích tiên, tài tử hay để cầm, kỳ, thi, tửu, càng không phải ‘ vũ trụ giai ngô phận sự ‘ , mà là phong cách của một nhà cách mạng , đáng được làm gương cho hậu thế.

2- NHỮNG TẾT THA PHƯƠNG CỦA PHAN BỘI CHÂU NƠI HẢI NGOẠI :
          Trong tâm khảm của mọi người, Phan Bội Châu (1867-1940) là một chiến sĩ quốc gia kiệt xuất với tinh thần yêu nước nồng nàn, tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên nam nữ qua nhiều thập niên đầu thế kỷ XX, khi tham gia các phong trào chống giặc Pháp cứu nước. Nghiên cứu văn chương Phan Bội Châu, các thế hệ sau này đều ngây ngất trước những dòng thơ dậy sóng, tâm huyết, xúc cảm, gần như đã đạt tới phong cách chân thiện mỹ của mọi thời đại. Theo sử liệu, những năm cuối thế kỷ XIX , tình hình đất nước thật bi thảm, hầu hết các phong trào chống Pháp lần lượt bị tan rã, từ những cái chết oanh liệt của Cao Thắng, Ðinh Công Tráng, Phan Ðình Phùng, Mai Xuân Thưởng.. nên dường như chỉ còn có lực lượng của Hoàng Hoa Thám, đang đơn độc chiến đấu trên rừng núi Yên Thế. Nhưng dân tộc VN vốn có truyền thống chống xâm lăng từ ngàn xưa, nên tầng lớp khoa bảng sĩ phu trong các phong trào Văn Thân-Cần Vương vừa nằm xuống, lập tức đã có ngay một tầng lớp Nho sĩ trí thức trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, đứng lên kê vai gánh vác trách nhiệm còn dang dở của cha anh. Ðó chính là những phong trào Duy Tân, Ðông Du, Ðông Kinh Nghỉa Thục, Việt Nam Quốc Dân Ðảng... ngay từ đầu thế kỷ XX.. cho tới khi giặc Pháp bị đánh đuổi ra khỏi non nước Việt.
          Trong bối cảnh đó, từ năm 1905 Phan Bội Châu đã bắt đầu một cuộc đời bôn ba nơi hải ngoại, hết Thái Lan, Trung Hoa tới Nhật, ở đâu cũng là kiếp sống không nhà. Trước khi bước chân xuống tàu xa cố quốc, Phan Bội Châu có làm bài thơ thất ngôn bát cú ‘ Xuất dương lưu biệt ‘ với lời lẽ thật hào hùng , tư tưởng vô cùng mới mẻ, nói lên sự quyết tâm ra hải ngoại tìm đường cứu nước, của nhà cách mạng trẻ tuổi trí thức xứ Nghệ.
          “ Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân “, khúc mở đầu cái triết lý sống vui, sống vội mà Ðổ Phủ đã nhắc tới từ ngàn năm trước. Ðây cũng là quan niệm chung của thế nhân, đứng trước sự đổi thay của thời gian, bởi mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi. Vì vậy hầu hếu đều cố tìm cách hưởng lạc, kẻo thời gian qua mất vì tuổi già chẳng đợi chờ ai. Nhưng đối với Phan Bội Châu, thì những năm tết nước người , coi như không biết thế nào là hoa pháo và niềm hạnh phúc gia đình. Hỡi ôi đời người, dù là ai chăng nữa, chắc hẳn sẽ không khỏi có giây phút chạnh lòng, nhất là trong cái giờ khắc thiêng liêng, lúc năm cũ gần tàn, khi mọi nhà đều chặt cửa cài then, đề cười vui hạnh phúc, đón mừng năm mới. Chính trong giây phút này, những kẻ bơ vơ không nhà cửa, mới cảm thấy lạc lõng trơ trọi giữa bóng tối vả đêm mưa lạnh lẽo nơi đất lạ quê người. Ðây chính là cảnh buồn của lính trận và những nhà cách mạng quốc gia, trong giây phút cuối cùng của ngày tàn tháng tận, họ làm gì có được một chỗ đứng , dù nhỏ nhoi , trước bàn thờ tiên linh để mà sụt sùi giọt thương niềm nhớ.
           Lại một tối ba mươi tết nửa sắp qua, mà ta và còn hằng triệu người vẫn không nhà không cửa, phải yên lặng nép mình bên hiên người trong cô đơn hiu hắt như từ trăm năm trước, Phan Bội Châu và các chiến sĩ quốc gia trong phong trào Ðông Du từng cảm nhận, qua nhiều năm bôn ba khắp các nẻo đường hải ngoại. Theo sử liệu, lúc bấy giờ trong đoàn người nam nữ dấn thân cứu nước có hơn vài trăm người, ai cũng đều chứng kiến được nổi gian truân tân khổ của đời tha phương hoài cố quốc. Các sự kiện lịch sử trên đã đuợc Sào Nam ghi lại một cách cảm động trong Phan Bội Châu niên biểu và một bài ký sự đặc biệt đăng trên báo Phong Hóa Ngày Nay, của Tự Lực Văn Ðoàn vào năm 1939.

- TẾT THA PHƯƠNG TẠI NHẬT:
           Trong khi tại VN xuân về tết đến,vạn vật cỏ cây xanh tốt khoe hương, thì nước Nhật đang lúc đông sang, trời rét căm căm, buốt cóng dưới nhiệt độ từ 0 độ C tới 10 độ C, nên tuyết gần như nhuộm trắng đất trời. Tại Hokkaido, Nigata.ở Bắc đảo.. tuyết dày cả thước, cho tới cuối tháng hai âm lịch vẫn chưa tan hẳn. Từ khi Minh Trị Thiên Hoàng canh tân đất nước nhưng Nhật vẫn giữ nguyên tập quán cũ, cả nước hầu hết đều ăn tết theo âm lịch và ngày Nguyên Ðán mùng một tháng giêng, được gọi là ngày Gantan.
            Lúc này tiết trời vô cùng lạnh lẻo chính người bản địa còn chịu không nổi, thì thử hỏi người VN quen sống trong khí hậu miền nhiệt đới, sẽ khổ sở đến bực nào ? Căn cứ vào những trang nhật ký ghi trong ‘ Tự Phán ‘ của Phan Bội Châu, cho biết vào cuối năm Mậu Thân 1908, đời vua Thành Thái, phong trào Ðông Du nở rộ hơn bao giờ hết.
            Trong thời gian này, nhờ sự giới thiệu của nhà cách mạng Trung Hoa là Lương Khải Siêu đang lưu vong tại đây, nên Phan Bội Châu mới quen biết được với các chính khách Nhật đương thời như Shigenobu Okuma (Ðại Ôi) , Tsuyoshi Inykai (Khuyển Dưỡng Nghị) giới thiệu và giúp đỡ nên có hơn 400 nam nữ thanh niên VN khắp ba kỳ, xuất dương theo Phan Bội Châu, vào học tại Ðồng Văn thư viện và Chấn Võ học hiệu trên đất Nhật.
           Giữa lúc hy vọng tràn trề, thì thực dân Pháp đem quyền lợi tại thuộc địa Ðông Dương chia xẻ với quân phiệt Nhật Bổn, để yêu cầu chính phủ nước này đuổi hết thanh niên nam nữ VN, đang theo Cường Ðể và Phan Bội Châu trong phong trào Ðông Du. Do đó vào tháng 10/1908 tất cả học sinh người Việt phải rời Nhật trong vòng hai tuần lễ. Phan Bội Châu và Cường Ðể cũng không ngoại lệ mà chỉ được gia hạn thêm tới hạn chót 3/1909.
          Vì là người đứng đầu, nên ông phải có trách niệm trả nợ cho mọi người từ tiền ăn uống tới chi phí học hành, ngụ trọ. Theo tài liệu ghi lại, Sào Nam lúc đó không có tiền bạc gì cả. Nhưng người vì nước luôn có quý nhân phù trợ, nên Phan Bội Châu đã được nhiều nhà quí tộc Phù Tang như Văn bộ đại thân kiêm Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị, phú gia Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lan và nhất là bác sỹ Asaba đã giúp 100 vé tàu thủy cho các du sinh VN từ Nhật về nước hay sang Trung Hoa Xiêm La. Ngoài ra còn giúp thêm 2700 dồng , để thanh toán hết các chi phí nợ nần. Cũng vì thế mà vào thÁNG 3/1918 Phan Bội Châu đã trở lại Nhật dựng một tấm bia tưởng niệm bác sỹ Asaba Sakitaro đã qua đời vào năm 1910 lúc mới 43 tuổi, để nhớ ơn người có lòng từ tâm bác ái luôn giúp đỡ cho du học sinh trong thời gian sống tại Nhật.
           Mọi việc giải quyết xong xuôi thì thời gian cũng vừa đúng chiều ba mươi Tết Nguyên Ðán nhưng tất cả người thân bao lâu cùng bôn ba nơi đất người, nay đã trở về cố quốc, chỉ còn lại có một mình Phan Bội Châu đón xuân trong cảnh vắng ngắt lạnh lùng chốn quê người, đâu đâu cũng chỉ thấy có tuyết lạnh mà thôi, vì các cửa hiệu hầu như đều đóng cửa nghĩ tết.
           Tết ! Tết Nhật Bản rồi. Xưa nay nước Nhật vui xuân cũng giống như người Việt, nhất là ở thôn quê và các vùng ven đô thị. Nói chung. chỉ có người Nhật theo đạo Thiên Chúa mới ăn mừng lễ giáng sinh và đón tết theo dương lịch nhưng không tổ chức gì, ngoài việc tụ tập trước Hoàng Cung, để chúc tết Nhật Hoàng và Hoàng gia mà thôi. Theo Phan Bội Châu ghi lại, thì Tết Nhật chỉ vỏn vẹn có nửa ngày. Tuy vậy nước này vẫn theo đúng các tập tục của Á Ðông, duy trì các tục lì xì và lễ tết cho thầy cô giáo và những thượng cấp. Tại Nhật ngày tết cũng có trồng cây nêu gọi là kadomatsu, thường được bày bán trên hè phố vào khoảng hạ tuần tháng mười hai. Thật ra kadomatsu chỉ là ba cây tre tươi cắt chéo, cây giữa cao hơn, có thêm vài cành thông và được quấn lại bằng rơm. Nhiều nhà khi mua về, còn treo thêm các mảnh giấy màu trắng cắt xoắn, gọi là shimenawa, cắm ở giữa cửa chánh để trừ tà. Bên trong cũng có bàn thờ gia tiên nhưng nhỏ và đặt ở một góc nhà, chứ không để ở chính diện như các gia đình người Việt. Cũng có bánh dầy (omochi), hoa quả và đặc biệt có một đỉa bầy con tôm giả với rong biển, mà người Nhật nói là để tượng trưng cho tuổi thọ.
           Tết Nhật cũng có lễ đón giao thừa nhưng khác với người Việt, vì không cúng kiếng đón ông bà ở nhà, mà kéo nhau tới lễ bái tại các Jinra (Thần xã), tức là các ngôi đền của Thần đạo (Shinto) mà làng nào cũng có . Ngoài ra người Nhật cũng tới lễ cúng tại các Otera (Chùa ) thờ Phật và các vị thần linh và bỏ tiền vào các thùng công đức (phước sương). Ngày tết đặc biệt nam cũng như nữ ở thôn quê, hầu như mặc kimono và mang đôi geta (guốc gỗ). Ðiểm đặc biệt là người Nhật không đốt pháo vào ngày tết vì mùa pháo nhằm vào tháng tám hằng năm. Do thời tiết quá lạnh lẻo, nên phần lớn người Nhật lợi dụng dịp tết để nghĩ ngơi, thăm viếng mộ phần các người thân trong gia đình hay tụ họp quanh lò sưởi để uống Saké. Ðể thay tiếng pháo, là các bài hát ca tụng tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật như bài Ðại Hòa Hồn, được cất vang lên khắp các ngỏ ngách, khu phố. Rồi còn có chiếu phim ở các nơi công công. Tết quê người thật buồn, nên cụ Phan chỉ còn biết giam mình trong bốn bức tường lạnh, hiu hắt nhìn tuyết rơi trắng xóa bên ngoài, qua khung cửa sổ, để gậm nhấm nổi nhớ nhà, thương nước và xót cho thân phận nhược tiểu VN.
           Truớc khi rời nước Nhật, Phan Bội Châu được Khuyển Dưỡng Nghị và Bá Nguyên Văn Thái Lan dặn dò nên trở lại, sau khi tình hình bớt căng thẳng và khuyên nên hết sức bí mật để tránh tai mắt của mật thám Pháp. Do đó vào năm Duy Tân thứ 5, Sào Nam lại đáp tàu thủy từ Trung Hoa sang thành phố hải cảng Trường Kỳ, cũng vào đúng ngày 30 tháng chạp. Do sợ mật thám Pháp theo dõi gây khó khăn cho chính phủ Nhật, nên Phan Bội Châu không dám dùng xe lửa hay tàu thủy để tới Tokyo mà chỉ đi bộ.
            Ðường xa lại ngày Tết, nên Sào Nam vô cùng khổ sở. Dọc đường không dám mở miệng với ai, chỉ khi nào gặp được nhà hay người Hoa, thì mới tự xưng mình là Hoa kiều từ Quảng Ðông qua Nhật làm ăn nhưng bị thất nghiệp, nên phải hành khuất. Tóm lại như đã ghi trong Phan Bội Châu niên biểu, thì ông đã đi ăn xin mười ngày, khi đi bộ từ Trường Kỳ tới Ðông Kinh, lần thú hai. Ðọc nhật ký của người chiến sĩ cách mạng quốc gia, sao mà thảm thiết quá, đâu có khác gì kiếp đời của những quân, công, cán, cảnh VNCH.. sau năm 1975 mãn tù, từ trại giam về quê nhà, cũng phải hành khuất thiên hạ để xin cơm và phương tiện, vì có mấy ai còn tiền bạc, sau khi đã bị VC trấn lột hết lúc bước vào cổng nhà tù.

- TẾT TRÊN ÐẤT TÀU:
            Những ngày hoạt động trên đất Tàu, Phan Bội Châu gần như bôn ba khắp mọi nơi, từ Bắc Kinh, Thượng Hải xuống tới Hoa Nam, nhất là các tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây và Vân Nam, sát biên giới Hoa-Xiêm-Lào-Việt. Tết Tàu và VN từ ngàn xưa do ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, nên gần giống nhau qua các phong tục , nhắm vào phần nghi lễ ‘ Tống cựu ‘ , bắt đầu với lễ cúng tiễn Táo quân về trời vào đêm 23 tháng chạp và trở lại dương thế , trong buổi chiều cuối năm.
            Cùng thời gian này, mọi người dù ở thôn quê hay thành thị, đều lo dự trữ nước dùng cho đầy đủ trong mấy ngày Tết. Sau đó làm lễ Phong Tỉnh, cúng và đậy kín miệng giếng, cho tới mồng hai năm tới, mới mở giếng bằng lể khai tỉnh, cúng với bánh kẹo nhang đèn. Rồi thì lo quét dọn nhà cửa trong ngoài vào ngày 30 tháng chạp, cho tới hết ngày mùng ba năm mới .Tập tục kiêng cữ này được bắt nguồn từ câu chuyện Âu Minh đi buôn bán ở phương xa, được thần nhân tặng cho một cô hầu xinh đẹp tên Như Nguyệt, nên từ đó làm ăn rất phát đạt.
            Năm kia vào ngày Tết, trong lúc quá nóng giận, nên đánh cô ta làm nàng sợ hãi trốn vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thất bại và sạt nghiệp, nên mới phát sinh ra tập tục ‘ tảo địa ‘, kiêng cữ quét rác trong ba ngày Tết, để tránh mất mát những sự may mắn trong nhà. Ngoài ra vào ngày cuối năm, hầu như nhà nào cũng cúng rước ông bà hay tổ chức tiệc đoàn tụ cuối năm trong gia đình, để con cái mừng tuổi ông bà cha mẹ và nhận tiền lì xì mừng năm mới. Sau lễ cúng giao thừa là năm mới với nhiều nghi lễ Nghênh Tân như cúng ông bà cha mẹ vào ba ngày tết, thăm viếng, lễ chùa, xin xăm hái lộc..
           Cũng trong nghi thức tống cựu, còn có lễ phong môn nhà cửa bằng hai miếng giấy đỏ dán chéo vào nhau, trên có viết ‘ khai môn đại cát ‘, cửa được mở vào lúc giao thừa. Tóm lại Tết Tàu lẫn Tết Ta, đều là những ngày trọng đại, vui vẻ và náo nhiệt nhất trong năm. Với truyền thống các dân tộc Á Ðông nói chung, thì Xuân tiết được bắt nguồn từ lễ Lạp Tế vào tháng chạp, từ lúc xã hội còn nguyên thủy. Rồi theo thời gian , lễ này biến thành phong tục khánh chúc năm mới, trong đó có các nghi lễ cúng tế thần linh và tổ tiên trong gia đình.
           Theo Phan Bội Châu đã ghi lại thì tết của người Trung Hoa vào thời đó, cũng không khác bây giờ là mấy, phần lớn là niềm vui trong gia đình, nhất là tại miền quê. Nói chung đối với người Tàu hay người Việt, thì ngày Tết là dịp duy nhất trong năm. để mọi người quay về nhà đoàn tụ với người thân. Cho nên những ngày thiêng liêng này, nếu những ai còn lạc lõng bơ vơ nơi xú lạ, hầu hết là những kẻ bất hạnh , nên người sắt đá như Phan Bội Châu trước cảnh cô đơn nơi xứ người, cũng cảm thấy hiu hắt buồn rầu.
           Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, nhất là khắp các nơi chốn ở trên đất Trung Hoa, hầu như chốn nào tập quán cũng ít nhiều hao hao giống quê nhà. Ðây là sự thật vì cả vùng rộng lớn, từ Chiết Giang cái nôi của nền văn hóa Ngô Việt, xuống tới Phúc Kiến (Mân Việt), Lưỡng Quảng và Vân Nam ( Âu Việt).. cùng với Việt Nam (Lạc Việt), đều có nguồn gốc phát xuất từ Bách Việt, với những phong tục tập quán, vẫn còn được duy trì và tồn tại tới ngày nay.
            Ðọc ký sự của người chiến sỹ quốc gia năm nào càng thêm chua chát đắng cay, qua những lời viết khôi hài cười ra nước mắt khi ông cho biết trong ba ngày Tết, cả nước Tàu bỗng dưng hiền khô và dễ thương, nên ông đi đâu cũng được thiên hạ ân cần mời cơm ăn, rượu uống, làm cho người lạc xứ phải say mèm, phần vì rượu nhưng trên hết vẫn là say cái cảnh đầm ấm hạnh phúc nới đất người.

- TẾT THA PHƯƠNG Ờ XIÊM LA:
           Thời Pháp thuộc, số lương của Việt kiều sinh sống tại Thái Lan không ai biết được, kể cả chính quyền Xiêm La và thực dân Tây ở Ðông dương, ngoại trừ những tổ chức cách mạng bản địa. Sỏ dĩ có vấn đề đó là vì hầu hết Việt kiều tại Thái Lan đều tham gia vào các lực lượng chính trị, do đó không ai muốn cho Tòa Lãnh sự Pháp tại Xiêm La, biết rõ lý lịch để mang phiền lụy hay bị bắt bớ .
            Phần khác đa số người Việt tại Thái do mặc cảm bị quốc nhục khi tới đây, qua những lời hạ bạc như ‘ Xào Mương Khữu ‘ tức ‘ Dân Vong Quốc ‘ hay ‘ Keo, Duồn, Khẩu, Nậm ‘ tức ‘ Thằng An-Nam kiếm ăn ở nhờ’. Cũng vì vậy mà ai cũng muốn học tiếng Thái và cố gắng làm ăn cho có tiền, để mau chóng được nhập tịch Thái. Có vậy họ mới thoát được pháp lý , vì không phải là người VN đang bị thực dân thống trị tại Ðông Dương. Từ sau năm 1954, VNCH có liên hệ ngoại giao với Thái Lan, nên phần nào tổng kết được một cách đại khái số lương Việt kiều và những địa phương có đông người Việt cư ngụ trên đất Thái tại Na Khon, Nong Khai, U Bon, Mar Keng, Ou Then, Xieng May và Vọng Các.
          Căn cứ vào báo chí của Người Việt xuất bản tại Thái, thì Người Việt đến đây qua bốn đợt, bắt đầu từ thời Minh Mạng (1820-1840) cấm đạo Thiên Chúa, thời kỳ thứ hai (1885-1897) xảy ra phong trào Cần Vương đánh Pháp, thời kỳ thứ ba chiến tranh biên giới Lào-Thái vào năm 1939 và thời kỳ cuối cùng (1946-1954) chiến tranh Ðông Dương. Thái Lan hiện có 10 tỉnh, trong đó hai tỉnh lớn nhất là Korat (Kho Rat) và Udon (Oudonne), chiếm tới 2/5 diện tích cả nước. Theo sử liệu, hai tỉnh này là lãnh thổ của Lào nằm phía bên kia sông Cửu Long, đã bị Xiêm La dùng bạo lực cưởng chiếm. Hai tỉnh này có rất nhiều Việt kiều trú ngụ, tại các Phủ Na Khon, Houthène, Sakhon, Counfvapit, Nong Khai, Bang Hen, Khon Khen, Ta Bot, Loeui, Fanranat, Phanonte, Nakés, Mouk.. Ngoài ra Việt kiều còn ở rải rác tại các tỉnh Parnamfo, Fichit và Chiengmay thuộc miền tây bắc Thái. Riêng thủ đô Vọng Các có it Việt kiều sinh sống, mặc dù đây là thương cảng có bến tàu từ tứ xứ tới.
           Thời đó để đối phó với các tổ chức chính trị của người Việt, từ VN và Trung Hoa sang đất Thái, nên thực dân Pháp đả đặt Tòa Lãnh sự và một mạng lưới công an mật thám như mạng nhện, để giăng bắt những nhà cách mạng tới đây hoạt động. Do đó Vọng Các cũng là nấm mộ đã chôn không biết bao nhiêu nhà ái quốc chí sĩ VN. Chính Tăng Bạt Hổ, Mai Lão Bạng, Lưu Khai Hồng, Ðặng Thái Thuyên, Lê Ðại, Ngô Chính Quốc, Ðặng Tử Mẫn, Bùi Chính Lộ.. những chiến sĩ của phong trào Ðông Du, Quang Phục và Thanh Niên Ðồng Minh Hội.. đều rời vào cạm bẫy của thực dân Pháp tại Vọng Các. Riêng Phan Bội Châu vào năm 1911, đã may mắn trong gang tấc thoát được mật thám Pháp cũng ở nơi này. Do trên trong ‘ Tự Phán’ Phan Bội Châu đã viết rằng Vọng Các là một hang hùm, ổ rắn độc của chúng ta.
          Ðặng Thúc Hứa tự Ngọ Sanh người Nghệ An, là đồng chí của Cường Ðể, Nguyễn Thượng Huyền, Phan Bội Châu trong phong trào Ðông Du, Duy Tân và VN Quang Phục Hội, đã tới Nhật theo học Trường Khổ Công Học Hiệu tại Ðông Kinh. Năm 1908, sau khi bị chính quyền sở tại trục xuất, Ðặng Thúc Hứa được lệnh của tổ chức tới Xiêm La, để lãnh đạo các tổ chức cách mạng VN tại đây. Trước khi phong trào Ðông Du từ Nhật sang Xiêm La, Việt kiều tại Thái dù chưa có một tổ chức cách mạng nào, dù đa số đều thuộc các đội nghĩa quân Cần vương miền Nam của Trương Công Ðinh, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Phan Thanh Tòng.. hay ở miền Trung của các lãnh tụ Trần Hải, Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, Lê Trung Ðình, Nguyễn Hiệu, Mai Xuân Thưởng.. sau khi các căn cứ bị Pháp phá vở, đã theo đường biển, đường núi, xuyên qua Hạ Lào, Cao Mên, chạy sang đất Thái , để xây dựng các cơ sở cách mạng tại Oubon, Xỉ Xã Kệch.. nhờ vua Thái là Fraonchant 6 che chở., từng nhiều lần vượt sông Cửu Long , tấn công các đồn Pháp tại Paské, Attopeu.. ở Hạ Lào.
          Từ năm 1908 về sau, qua sự lãnh đạo của các chí sĩ cách mạng trong phong trào Ðông Du, cơ sở cách mạng của Việt kiều tại Thái Lan đã phát triển rất nhiều như Bạn May, Bạn Vatapas, Bạn Banboche, thuộc tỉnh Lakhon. Ở phủ Oudonne có Bạn Nôông Bùa, Bạn Nôông Ổn. Khi Phan Bội Châu tới Xiêm, đã lập Bạn Ðông Thầm tại Phi Chịt, với các nam nữ chiến sĩ can trường , hùng liệt, được người địa phương gọi là ‘ Sứa Mường Thày ‘ (Cọp ở Thái) .
            Ðó là Võ Trọng Ðài, Lê Xuân Ngân, Nguyễn Trung Chánh, Nguyễn Tài, Nguyễn Ðức Thảo, Trạch Phong.. Tóm lại sau ngày phong trào Ðông Du tại Nhật Bổn bị tan vở, một nửa cỡ sở sang Tàu, phần còn lại tới Xiêm tiếp tục hoạt động cách mạng, với các lãnh tụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Ðặng Tử Kính, Ðinh Doãn Tế, Ðặng Thúc Hứa, Võ Trọng Ðài, Nguyễn Thức Ðường, Mai Lão Bạng. Năm Tân hợi 1911 cuộc cách mạng lật đổ nhà Mãn Thanh ở Trung Hoa thành công như một luồng gió mới thổi vào các chiến sĩ cách mạng VN đang bôn ba đấu tranh chống thực dân Pháp tại hải ngoại. Từ đó tổ chức VN Quang Phục Hội ra đời ở Tàu và trong các địa phương tại Thái Lan có Việt kiều cư ngụ. Vì vậy Phan Sào Nam lại phải rời đất Xiêm sang Tàu và giao các cơ sở cách mạng ở đây cho Ðặng Tử Kính, Võ Trọng Ðài và Ðặng Thúc Hứa .
           Dưới sự lãnh đạo của VN Quang Phục Hội, các tổ chức chính trị của Việt kiều tại Thái Lan đã hoạt động rất tích cực , từ việc ấn hành các tài liệu cứu nước như Ái quốc ca, Ái chủng ca, Ái đoàn ca, Hoán tình quốc dân, Quang phục quân phương lược .. Song song, VN Quang phục hội còn cử Tùng Nham Nguyễn Văn Ngôn, từ Xiêm về Việt Bắc , giúp Hoàng Hoa Thám đẩy mạnh cuộc chống Pháp tại căn cứ Yên Thế, Phồn Xương, Thái Nguyên. Lại cử Sư Ông Rau về Cao Mên và Nam Kỳ lập các tổ chức VN Quang phục cách mạng.
              Thế chiến 1 tại Âu Châu, Pháp bị Ðức đánh bại phải đầu hàng một cách nhục nhã. Dựa vào thời cuộc quốc tế, Phan Bội Châu chuyển hướng đấu tranh bằng võ trang khắp nơi trong nước, như vụ Hà Thành đầu độc,cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Trịnh văn Cấn-Lương Ngọc Quyến, ném bom Hà Nội-Thái Bình, cuộc khởi nghĩa của Vua Duy Tân-Thái Phiên-Trần Cao Vân ở Huế.. Ðồng lúc từ các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, các nhà cách mạng VN Quang Phục Hội gồm Nguyễn Hải Thần, Hoàng Trọng Mậu và Nguyễn Thúc Ðường, chỉ huy ba đạo quân Việt Quốc, kéo về tấn công các đồn Pháp ở biên giới Hoa-Việt. Trong nội địa nước Thái, Việt kiều trong tổ chức Quang Phục Hội, qua sự giúp đỡ của Tòa Lãnh sự Ðức ở Vọng Các, nên cũng tổ chức được 3 đạo Nghĩa quân, dưới quyền chỉ huy của Ðinh Doãn Tế, Ng6 Quang.. vượt sông Cửu Long, tấn công các đồn binh của thực dân Pháp tại biên giới Thái-Lào ở Hin Bun, Savannakhek, Paksé..
          Ngày 11 tháng 5 năm Ất Sửu nhằm tháng 7-1925, Phan Bội Châu từ Hàng Châu lên Thượng Hải, định đáp tàu thủy về Quảng Ðông để kịp dự cuộc tế lễ , kỷ niệm cái chết của liệt sĩ Phạm Hồng Thái , do các đoàn thể cách mạng VN hải ngoại tổ chức. Nhưng không ngờ khi tới ga Bắc Tạm, Phan Bội Châu bị Việt gian chỉ điểm cho mật thám Pháp bắt cóc, chở bằng tàu hải quân về Hà Nội để tử hình.
           Tuy nhiên giặc Pháp đâu ngờ rằng, sau tiếng bom của người chiến sĩ Pham Hồng Thái nổ tại Sa Ðiện, đã làm người Việt trong và ngoài nước bừng bừng nổi dậy. Vì vậy vừa nhận được tin Lãnh tụ Phan Bội Châu sắp bị thực dân đem lên mây chém. Thế là đồng bào từ nam ra bắc, Sài Gòn,Hà Nội, Huế hay bất cứ nơi nào, sinh viên học sinh, nông dân thợ thuyền, người bình dân cho tới hàng tr1 thức, lớp lớp ào ạt đình công bãi thị, biểu tình đòi Pháp phải ân xá ngay cho vị anh hùng dân tộc VN.
            Tại Thái Lan, Việt kiều qua sự lãnh đạo của các nhà cách mạng VN Quang Phục Hội như Ðặng Thúc Hứa, Võ Trọng Ðài,Cố Khôn, Thạch Phong, Lưu Khai Hồng.. bất kể thuộc thành phần nào, công giáo hay đạo Phật, khắp nơi trên đất Thái, từ Oubon, Vọng Các đến các xứ đạo Tha Hệ, Noóng Xến, đã tranh đấu bằng đủ mọi hình thức như biểu tình trước sứ quán Pháp ở Bangkok,đăng báo bằng Thái và Anh ngữ cũng như nhờ các Cha xứ , vận động Tòa Thánh La Mã, bắt Pháp phải ân xá cho Phan Bội Châu. Do tất cả các lý do trên, khiến giặc Pháp không dám giết Phan Sào Nam, chứ thật ra chúng chẳng nhân đạo gì, nhất là đối với người lãnh tụ phong trào Ðông Du kiệt hiệt và có uy tín nhất với người Việt và hải ngoại lúc đó, cũng như mãi mãi sau này.
          Cũng từ đó về sau, dù Phan Bội Châu làm thân cá chậu chim lồng trong tử địa tại Bến Ngự ố Huế nhưng tiếng tăm của ông, cộng với tiếng bom Sa Ðiện và dư âm của hàng triệu người đã tham dự ngày quốc táng lãnh tụ phong trào Duy Tân là Phan Chu Trinh, đã mở đường cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước, của nhiều đảng phái chính trị như VN Quốc Dân Ðảng, Tân Việt Cách Mạng Ðảng, VN Cách Mạng Ðồng Minh Hội (Việt Minh), Hội kín NguyễnAn Ninh.. nam nữ các thế hệ VN, nối tiếp con đường cứu nước dang dở của các sĩ phu Văn Thân, Cần Vương, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Cường Ðể, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng .. và nhát là Phan Bội Châu.. cho tới khi cả nước, đồng chiến đấu chung trong Mặt Trận Việt Minh, đánh đuổi được giặc Pháp, ra khỏi bờ cõi Hồng-Lạc vào tháng 7-1954.
           Theo những trang ký sự còn ghi , cho thấy Phan Bội Châu đã sống lưu vong nhiều năm trên đất Thái. Theo ông, Tết ở Xiêm chỉ chú trọng tới lễ Phật là trên hết, tuy nhiên đối với người VN vẫn có nhiều khác biệt, dù cả hai đều tới chùa cúng lạy với hương hoa trà quả và pháo nổ vang trời. Nhưng đó là đối với Tết Xuân của người thiên hạ, với Phan Bội Châu lúc đó đang sống với các đồng chí tại đồn điền Bạn Thầm.
           Ðây là một miền đất hoang vu chừng 30 mẫu, được chính phủ Thái cấp cho các nhà cách mạng lưu vong VN như Ðặng Tử Kính, Ðặng Ngọ Sinh.. tất cả chừng 40 người. Lúc Phan Bội từ Nhật tới đây, cũng đã cùng anh em dùng hai bàn tay trắng, khái phá đất hoang để kiếm gạo nuôi sống hàng ngày. Lúc đó ai cũng lao động suốt ngày, còn cụ Phan vì không quen chuyện cày cuốc nên cũng phải vào núi để hái trà hoang, đem về nấu cho anh em uống . Làm việc suốt năm chỉ được nghỉ có sáng mồng một Tết Nguyên Ðán nhưng không phải để ăn uống món ngon vật lạ, mà là ngồi quây quần bên nhau, để hướng về quê hương nơi cõi muôn trùng, rồi nhớ thương qua những lời ca tiếng hát Ái quốc ca, Ái chủng ca .. Lời ca hòa lẫn tiếng vỗ tay đánh nhịp thay tiếng pháo, giữa khung trời tự do mượn tạm nơi đất khách nhưng đối với mọi người, thì đó là niềm hạnh phúc không bao giờ có tại quê nhà đang quằn quại hận hờn dưới gót giầy đô hộ của thực dân Pháp.
           Cuối chạp gần sắp Tết Tân Hợi (1911), đang lúc mọi người hờ hững đợi một thêm một xuân tha hương trên đất người, thì cuộc cách mạng lật đổ nhà Mãn Thanh trên đất Tàu đã thành công . Do đó, các lãnh tụ Trung Hoa QuốcDân Ðảng như Tôn Văn, Hoàng Khắc Cường.. muốn giúp đỡ các chính khách VN , nhất là Phan Bội Châu. Nhưng từ Xiêm muốn qua Tàu lúc đó, tiền lệ phí không phải là ít, khi mặt thật tài chánh tại đồn điền Bạn Thầm , thu góp chung chỉ đếm được 30 bạc. Số tiền này theo thời giá lúc đó, cũng chỉ đủ để Phan Bội Châu và Ðặng Tử Mẫn mua vé xe lửa tới Vọng Các mà thôi. Cuối cùng hai nhà cách mạng VN đã phải dùng khổ nhục kế “ Hành Khuất “ giữ lại số tiền 30 bạc, mua hai vé tàu thủy tới Hương Cảng. Thời gian rời Bạn Thầm đúng 29 Tết, Phan Bội Châu tói Quảng Ðong vào những ngày đầu tháng giêng năm Quý Sửu (1912) để kịp thành lập VN Quang Phục Hội, trên đất Trung Hoa.
           Hơn 100 năm trước, hàng hàng lớp lớp những người trẻ tuổi, mà Phan Bội Châu ví như một con chim đầu đàn, lớp chết lớp kế tiếp nhau vào tù ăn tết ở trong tù hay bị giam lỏng mãn đời trong tử địa. Ngày nay tên tuổi Phan Bội Châu được gắn liền với bao thế hệ thanh niên nam nữ Bình Thuận, qua ngôi trường trung học công lập tại thị xã Phan Thiết hơn nửa thế kỷ thăng trầm biển dâu trầm thống. Nhớ Phan Bội Châu cũng đâu bao giờ dám quên những anh hùng liệt sĩ yêu nước làm rạng danh sông núi Bình Thuận như Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Ưng Chiếm, Bùi Hành, Cao Hàng, Phan Chánh, Lê Công Chánh, Tống Hưng Nho, Nguyễn Ðặng Giai.. Vũ Anh Khanh và trăm ngàn thanh niên thiếu nữ anh hào cận sử.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2017
MƯỜNG GIANG